Có rất nhiều bệnh lý nha khoa nhưng không phải ai cũng biết cách phòng tránh vậy làm thế nào khi gặp những bệnh lý này
Câu hỏi:
Trả lời:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi “bị ê buốt chân răng là bị bệnh gì, nguyên nhân và khắc phục thế nào”, chúng tôi xin được giải đáp cụ thể trường hợp của bạn như sau:
Bị ê buốt chân răng khiến nhiều người không được thoải mái khi ăn uống
Ê buốt chân răng là cách gọi thông thường của bệnh răng nhạy cảm. Nếu khi ăn những đồ quá nóng, lạnh, ngọt, chua hoặc khi hít thở trong điều kiện không khí lạnh khiến cho bạn có cảm giác ê buốt hoặc đau chân răng, tức là bạn đã có dấu hiệu của bệnh răng nhạy cảm.
Xem thêm: răng ê buốt
- Tụt nướu chân răng, do cách chải răng không đúng cách khiến nướu bị tụt, lộ chân răng, và làm ê buốt chân răng.
- Bạn có thể đã sử dụng nhiều đồ uống có tính axit cao như soda, rượu… gây mòn men và lộ ngà răng.
- Ê buốt chân răng gặp ở một số người bị bệnh nghiến răng, lâu ngày bệnh nghiến răng khiến răng bị mòn răng.
- Chải răng với kem đánh răng có độ mài mon cao hoặc chải không đúng cách, mạnh quá hoặc chải nhiều lần hơn trong một ngày cũng khiến răng bị mất đi.
- Răng bị sứt mẻ, răng bị sâu
- Tẩy trắng răng, đeo niềng răng hoặc trám răng…
Để khắc phục tình trạng bị ê buốt chân răng sớm nhất, bạn nên đến gặp nha sĩ. Bác sĩ nha khoa sẽ xác định tình trạng bệnh ê buốt chân răng của bạn ở mức độ nào và phác đồ hướng điều trị tốt nhất.
- Trám những răng bị khuyết cổ do bạn đánh răng không đúng cách. Nếu răng của bạn bị khuyết quá nhiều nha sĩ sẽ khuyên bạn bọc sứ lại để bảo vệ tủy răng.
Trám răng, bọc răng sứ cũng là cách khắc phục tình trạng ê buốt chân răng
- Bôi keo giúp ngà mau lành thương.
- Thoa gel fluor lên những vùng ê buốt để giúp răng thêm chắc.
- Sử dụng kem đánh răng có hàm lượng fluor cao, dùng theo sự hướng dẫn của bác sĩ.
Xem thêm: cách trị đau răng nhanh nhất
Ngoài ra, bạn nên áp dụng một số biện pháp tại nhà sau đây, sẽ giúp bạn giảm hiện tượng ê buốt chân răng:
- Dùng bàn chải lông có lông siêu mềm, thay bàn chải mỗi 3 tháng , nên chải răng nhẹ nhàng không dùng lực.
- Chải răng đúng cách để giúp ngăn ngừa sự mòn men răng và sự tụt nướu
- Đeo máng nhai để hạn chế mòn răng, nếu bị nghiến răng.
- Dùng kem đánh răng đặc chế giúp giảm ê buốt
Mọi băn khoăn về bệnh ê buốt chân răng, bạn có thể gọi trực tiếp đến số 0943 776699 để được các chuyên gia răng miệng tại Nha khoa Paris tư vấn một cách chi tiết nhất.
nguồn: http://chuadaurang.vn/bi-e-buot-chan-rang-la-bi-benh-gi.html
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét