Có rất nhiều bệnh lý nha khoa nhưng không phải ai cũng biết cách phòng tránh vậy làm thế nào khi gặp những bệnh lý này
Trám răng thẩm mỹ là một trong những tiến trình nha khoa thẩm mỹ đơn giản nhất và ít tốn kém nhất. Vật liệu trám thẩm mỹ phổ biến hiện nay là composite kết hợp với hệ thống ánh sáng Halogen có thể cứng ngay sau khi trám, dùng để trám có thể tạo dạng và đánh bóng để hòa lẫn với răng xung quanh.
Trám răng thẩm mỹ chủ yếu sử dụng cho mục đích thẩm mỹ để cải thiện vẻ bề ngoài của các răng bị đổi màu hay sứt mẻ. Nó cũng được sử dụng để đóng kín khe hở giữa các răng, để làm cho răng trông dài hơn hay để thay đổi hình dáng, màu sắc của răng.
Ngoài ra, hàn răng thẩm mỹ còn được sử dụng để thay thế miếng trám amalgam không thẩm mỹ, hoặc để bảo vệ phần chân răng bị lộ khi có tụt nướu (đắp cổ răng)
Khuyến cáo
Để ngăn ngừa hay giảm thiểu tình trạng nhiễm màu, chúng ta cần tránh ăn hoặc uống các loại thực phẩm mà có thể gây nhiễm màu trong vòng ít nhất 48 giờ sau khi trám như trà, cà phê, khói thuốc lá và một số chất khác. Ngoài ra nên chải răng thường xuyên và làm sạch răng định kỳ tại phòng khám nha khoa.
Cảnh báo
Chất trám thẩm mỹ thường không cứng chắc như răng tự nhiên. Cắn móng tay, cắn bút hay nhai đá cục có thể làm vỡ miếng trám. Miếng trám thẩm mỹ thường có thể sử dụng trong nhiều năm trước khi cần phải sửa chữa. Nó có thể kéo dài bao lâu phụ thuộc vào kỹ thuật trám và thói quen răng miệng của bạn.
Tiến trình thực hiện rất nhạy cảm với kỹ thuật của từng nha sỹ, vì thế nha sỹ phải tuân thủ các bước thực hiện cẩn thận, tỉ mỉ và tạo ra miếng trám hoàn hảo để bảo đảm miếng trám không bị rơi ra hay gây ê buốt. Một vấn đề cũng hay gặp là cảm giác ê buốt sau khi trám. Thường thì những trường hợp ê buốt nhẹ chỉ kéo dài trong thời gian ngắn, nhưng nếu vẫn tồn tại dai dẳng thì nên liên hệ với nha sỹ để kiểm tra. Thông thường, trám răng thẩm mỹ không gây ra biến chứng nào.
Những thông tin hữu ích:
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét