Home » Archives for tháng 11 2015
Có rất nhiều bệnh lý nha khoa nhưng không phải ai cũng biết cách phòng tránh vậy làm thế nào khi gặp những bệnh lý này
Bệnh tụt lợi làm cho các bộ phận khác quanh răng bảo vệ răng bị tổn thương như lợi, chân răng, tủy răng... khiến cho bệnh răng phát triển. Bệnh tụt lợi hình thành chủ yếu do cáu bẩn bám ở răng lâu ngày không được vệ sinh răng miệng sạch sẽ, sau khi bị can-xi hóa biến thành bựa răng. Cáu bẩn và bựa răng là nơi ở của vi khuẩn, dần dần phá hoại các tổ chức của răng. Triệu chứng ban đầu là viêm lợi, sưng đỏ, khi chải (đánh) răng hoặc cắn vật cứng dễ bị chảy máu chân răng. Nếu không được chữa trị lâu ngày sẽ chuyển thành bệnh tụt lợi làm cho chân răng chảy máu, tủy răng co lại, nhiều nước miếng, miệng hôi, răng lung lay, thậm chí dễ bị rụng.
>>> xem thêm: cạo cao răng
Khi có những dấu hiệu trên phải khám chữa ngay. Bạn có thể dùng một số loại thuốc đánh răng có tính chất chống viêm lợi và chảy máu, bảo vệ, chống vi khuẩn xâm nhập vào răng. Khi chải răng, bạn cần lựa chọn bàn chải mềm và nhẹ, chải răng ở một góc tạo ra giữa bàn chải và mặt răng, lợi ở góc 45 độ. Phải chải kỹ chân răng, khe răng, đầu răng, cả mặt ngoài và mặt trong răng. Bạn cần đến bác sĩ nha khoa để có thuốc điều trị. Sau khi sử dụng thuốc cùng các biện pháp giữ vệ sinh tốt, viêm lợi sưng đỏ mọng răng sẽ mất đi.
Nếu giữ gìn được vòm miệng sạch sẽ, nguy cơ tái phát viêm lợi và chảy máu sẽ bị giảm dần, vì thế, giữ vệ sinh bằng ăn uống và chải răng đều đặn, chăm chỉ thì có khả năng đẩy lùi nguy cơ bệnh tụt lợi, các bệnh răng miệng khác có liên quan. Nếu bạn đã mắc phải và tái phát thì cần đến bác sĩ khám lại, tìm phác đồ điều trị hiệu quả.
Hiện nay, trên thị trường có dòng sản phẩm chuyên chữa tụt lợi hiệu quả cao của Thụy sỹ có tên là EMOFLUOR GEL, được sử dụng tại các phòng khám nha khoa, được các bác sỹ khuyên dùng và được đông đảo người tiêu dùng sử dụng, nhưng chủ yếu vẫn ở thành phố và thị xã, vẫn còn rất nhiều người chưa được biết đến để sử dụng
Cảm ơn - 14/07
BS. Nguyễn Thị Minh Huệ-Chuyên khoa Nội-Trung tâm Y tế quận Hai Bà Trưng - Sở Y tế Hà Nội
Chào bạn!
Triệu chứng hôi miệng còn gọi là hơi thở hôi là khi từ miệng phát ra hơi thở có mùi hôi hoặc là phát ra mùi khó chịu khi nói. Triệu chứng này có thể làm cho người bị triệu chứng này cảm thấy khó chịu, thiếu tự tin khi giao tiếp.
Nguyên nhân gây ra hôi miệng có rất nhiều như: sâu răng, viêm lợi, viêm họng, viêm amidan, viêm mũi họng, viêm dạ dày thực quản hoặc đánh răng không kỹ làm cho thức ăn giắt vào kẽ răng.
Bình thường, trong miệng của mỗi người có rất nhiều loại vi khuẩn và các mùi được sản sinh là do sự phân huỷ của protein thành các axit amin. Cường độ của hơi thở hôi có thể cũng khác nhau khi trong chế độ ăn có các loại thực phẩm khác nhau (một số thực phẩm gây hôi miệng nhiều như: hành tây, tỏi, pho mát, thịt và cá), hoặc do uống rượu, bia hay khi hút thuốc lá… Khi miệng không tiếp xúc với oxy (ngậm miệng khi ngủ) cũng làm cho mùi bốc lên và biến mất nhanh sau khi đánh răng, ăn uống hoặc súc miệng.
- Lưỡi: bề mặt lưỡi là nơi các vi khuẩn có hại tập trung sinh sản và gây nên chứng hôi miệng (là nguyên nhân hàng đầu gây hôi miệng) nhất là khi lưỡi bị phủ một lớp bựa thức ăn trắng, dầy. Vì vậy nên vệ sinh lưỡi thường xuyên hàng ngày.
- Amidan: khi amidan bị viêm cũng gây nên hơi thở hôi. Khi bị hội chứng nhiễm trùng cũng có triệu chứng là hơi thở hôi kèm theo sốt…
- Nướu: khi nướu bị tổn thương dễ gây sâu răng và tạo ra mùi hôi.
- Kẽ răng: khi thức ăn bị giữ lại ở kẽ răng và phân huỷ gây ra mùi hôi. Ngoài ra, cao răng lâu ngày không được lấy cũng là nguyên nhân gây ra mùi hôi.
- Mũi: khi bị viêm mũi hoặc viêm xoang cũng gây ra hơi thở hôi.
- Thực quản, dạ dày: cũng là nguyên nhân gây nên hôi miệng (hơi thở hôi).
Tốt nhất, bạn nên hạn chế một số thức ăn có mùi vị mạnh gây hôi miệng và giữ gìn vệ sinh răng miệng tránh để hiện tượng vụn thức ăn bị bám vào kẽ răng phân huỷ gây nên mùi. Bạn nên đi lấy cao răng định kỳ, chải răng đúng cách, sử dụng chỉ nha khoa thường xuyên…
>>> xem thêm: chữa hôi miệng bằng cách nào
Nếu sau khi thực hiện các biện pháp trên mà không đỡ triệu chứng hôi miệng, bạn có thể đi khám Bác sĩ để chẩn đoán chính xác nguyên nhân và có phương pháp điều trị thích hợp.
Chúc bạn vui, khoẻ!
1. Hỗn hợp Amalgam hay còn gọi là trám chì .
2. Composite là vật liệu giống màu răng .
3. GIC ( glass inomer cement ).
Vật liệu trám thông dụng được nha khoa và nhiều bệnh nhân lựa chọn hiện nay là trám răng bằng composite. Sau khi phủ lớp composite quang trùng hợp lên răng cần điều trị, lớp composite này sẽ tự động đông cứng lại khi được chiếu đèn Halogen với thời gian được cài sẵn. Phần thô nhám của composite bị đông cứng sẽ được mài nhẵn và đánh bóng để trông như răng tự nhiên.
>>> xem thêm: cách chữa đau nhức răng hiệu quả
Sâu răng là do mất cân bằng giữa sự tạo khoáng tự nhiên của men răng và sự hủy khoáng men răng bởi tác động axit bám trên răng .
Tuy nhiên, khi được đưa đến nha sỹ để trám răng thì bệnh nhân lại lo lắng “trám răng có đau không?”. Thực tế cho thấy, trám răng không gây đau đớn như nhiều bệnh nhân lo lắng. Trong quá trình được nha sỹ trám răng, bệnh nhân sẽ có cảm giác hơi mỏi ở vùng răng được trám, thời gian trám khoảng 5-10 phút tùy vào lỗ sâu, sau khi trám xong, thực hiện theo các hướng dẫn của nha sỹ, khoảng 10 phút sau bệnh nhân sẽ có cảm giác nhai bình thường và không đau răng.
>>> xem thêm: hàn răng thưa ở đâu
Các nguyên nhân phổ biến nhất gây ra chứng đau răng là bởi sâu răng, bệnh nướu răng, viêm lợi, vỡ răng, nha chu, hoặc bất kỳ chấn thương nào của răng… Dù là bởi nguyên nhân gì đi nữa thì bất kì ai khi bị đau răng cũng cảm khó chịu và bất tiện. Viêm tủy thường bắt đầu từ sâu răng. Sâu răng gây ê buốt khi có nóng, lạnh, chua, ngọt. Nếu trong giai đoạn này, răng sâu được chữa trị kịp thời thì sẽ tránh được bệnh tủy răng. Ngoài ra, bệnh tủy răng còn có thể do các nguyên nhân khác như vỡ hay mẻ răng, do chấn thương làm đứt mạch máu nuôi tủy răng, mòn răng quá nhiều, viêm tủy do viêm quanh răng.
Đau răng do viêm tủy răng là nguyên nhân hàng đầu gây đau răng. Viêm tủy răng có thể là viêm cấp hoặc viêm mạn. Viêm cấp gây ra những cơn đau dữ dội, viêm mạn có thể đau cơn hoặc đau liên tục, cường độ đau ít hơn viêm cấp.
Đau răng thành từng cơn, vừa đau vừa buốt hoặc chỉ đau mà không buốt. Mỗi cơn đau răng thường kéo dài 3-30 phút, có thể đau răng mức độ nhẹ tại chỗ hoặc đau răng dữ dội lan ra xung quanh và lên đầu, đau có thể giật theo mạch nhịp đập. Cơn đau răng xuất hiện tự nhiên hoặc sau khi có kích thích hoặc thay đổi áp suất (ví dụ đi máy bay), khi hết cơn đau răng bệnh nhân lại thấy dễ chịu hoàn toàn. Đau tủy răng là một cấp cứu nha khoa, nhiều trường hợp bệnh nhân đau răng mà uống thuốc giảm đau không tác dụng. Khi người bệnh nhai vào răng viêm tủy thì hơi đau, có thể có cảm giác răng lung lay. Nếu không được điều trị thì đau tủy kéo dài tới khi tủy chết, nhiều người bệnh chủ quan cho rằng răng đã tự khỏi mà không biết rằng nhiễm khuẩn sẽ đi ra vùng quanh chóp chân răng. Răng viêm tủy có thể có lỗ sâu, vỡ rạn răng, mòn răng hoặcviêm nha chu.
>>> xem thêm: răng xấu phải làm sao
Tủy răng viêm sẽ bị sung huyết. Tuy nhiên, tủy răng được bao bọc bởi một vỏ cứng nên không thể phồng lên được, điều này dẫn đến tăng áp suất trong buồng tủy gây chết tủy. Răng chết tủy không được điều trị dẫn đến viêm quanh chóp chân răng, áp xe quanh chóp răng.
Bệnh nhân đau răng do tủy răng có thể dùng thuốc giảm đau tạm thời. Khi dùng thuốc phải chú ý tác dụng phụ của thuốc trên đường tiêu hóa và tác dụng toàn thân khác. Cần phải khẩn trương đến bác sĩ răng hàm mặt để điều trị triệt để bệnh tủy răng.
Bệnh nhân có răng bị đau tủy cần tới bác sĩ nha khoa để khám chẩn đoán bệnh và tình trạng mô răng. Nếu răng có chỉ định nhổ thì nên nhổ răng sớm để loại bỏ triệu chứng đau, nếu răng có chỉ định bảo tồn thì sẽ được điều trị tủy. Nếu bệnh nhân đau răng ít, cơn đau ngắn (3-5 phút) thì có thể theo dõi tủy răng, nếu răng bị sâu thì cần làm sạch ngà mủn vì ngà mủn có nhiều vi khuẩn, rồi trám kín bằng hydroxit canxi, tránh kích thích nóng, lạnh, chua, ngọt. Nếu đau răng giảm thì không cần lấy bỏ tủy răng, thời gian theo dõi khoảng sáu tháng. Nếu đau răng tăng lên thì cần lấy bỏ tủy, bệnh nhân sẽ được bác sĩ gây tê tại chỗ quanh chân răng và khoan mở tủy, lấy sạch tủy và tạo hình hệ thống ống tủy để các ống tủy có hình thuôn thích hợp cho việc hàn kín ống tủy.
Hiện nay có nhiều loại dụng cụ nong và phương pháp tạo hình ống tủy nhưng đều có đặc điểm chung là dùng các lưỡi cắt trên cây nong ống tủy để lấy bớt ngà ở thành ống tủy và mở rộng ống tủy, trong quá trình nong rộng này không được đưa dụng cụ đi ra ngoài chóp răng. Việc lấy bỏ tủy và nong rộng ống tủy đòi hỏi sự kiên trì, tỉ mỉ, có những trường hợp ống tủy nhỏ phải nong ống tủy rộng ra rồi mới lấy được hết tủy. Trong quá trình nong rộng ống tủy sẽ tạo ra các mùn ngà, một phần việc quan trọng là không được đẩy các mùn ngà xuống chóp chân răng. Quá trình nong rộng ống tủy phải kết hợp với bơm rửa nước natri hypochlorid 2,5% và các dung dịch bôi trơn để đưa các mùn ngà ra ngoài.
Sau khi ống tủy đã được làm sạch và tạo hình thuôn thích hợp cho việc trám kín thì bác sĩ nha khoa sẽ đo chiều dài ống tủy bằng máy đo độ dài (máy apex locator), làm khô ống tủy và hàn ống tủy bằng gutta-percha, đây là một loại nhựa cây có tính dẻo tương đối, chảy lỏng khi làm nóng và được bơm vào ống tủy. Quá trình hàn ống tủy được kiểm soát bằng X-quang, gutta-percha có đặc tính khi nguội sẽ co lại, do đó gutta-percha sau khi nguội sẽ được ép chặt vào các thành ống tủy bằng các cây lèn thích hợp, sau đó bác sĩ tiếp tục bơm thêm gutta-percha, lỗ sâu thân răng sẽ được hàn bằng amalgam hoặc composite.
Để phòng tránh bệnh đau răng do viêm tủy răng, mỗi người nên đi kiểm tra răng định kỳ sáu tháng/lần để phát hiện các răng sâu và chữa kịp thời, nếu có bệnh viêm lợi và viêm quanh răng thì nên chữa trị ngay, tránh không nhai vật cứng như xương, vỏ cua biển.
>>> xem thêm: bị nhức răng phải làm sao
Các cách chữa đau răng trên chỉ là biện pháp tức thời, bạn nên đến nha sĩ để làm rõ nguyên nhân răng đau và điều trị tận gốc. Đã bao giờ bạn lâm vào tình trạng bị đau răng? Nếu chưa có thời gian đi khám bác sĩ, bạn có thể tìm thấy một số nguyên liệu trong nhà bếp để có thể chữa trị tạm thời cảm giác đau nhức răng.
Hiện nay, kỹ thuật niềng răng không mắc cài đã giải quyết được những vấn đề này, mà không làm xấu đi nụ cười của bệnh nhân trong suốt thời gian niềng răng.
“Hàm răng hô và thưa làm tôi mất tự tin trong cuộc sống, nên tôi muốn được điều trị niềng răng để có được nụ cười đẹp hơn. Nhưng do yêu cầu của công việc, tôi không muốn mang niềng răng với mắc cài vì nó sẽ làm hàm răng của tôi trông xấu hơn trong thời gian điều trị. Tôi được bạn bè giới thiệu về phương pháp niềng răng không mắc cài nhưng không biết niềng răng không mắc cài có hiệu quả với răng thưa và hô không?”
Tùy theo tình trạng nặng nhẹ của mỗi bệnh nhân, bác sĩ sẽ cho biết bệnh nhân được điều trị trong bao lâu.
“Tôi bị hô và thưa răng, sau khi đến BS chuyên khoa niềng răng điều trị, sau 12 tháng hiện nay tôi thấy rất hạnh phúc với nụ cười của mình”
Ngoài ra để giữ thẩm mỹ cho quá trình niềng răng, Bác sĩ còn có thể sử dụng mắc cài dán mặt trong (mặt sau) răng giúp việc niềng răng hầu như vô hình vì những mắc cài đã được giấu khéo léo đằng sau những chiếc răng.
Một trong những lưu ý khi niềng răng vô hình là việc chọn BS để điều trị. Chỉ có các bác sĩ được huấn luyện và cấp chứng chỉ thực hành Invisalign và các BS đã được đào tạo từ 2 năm trở lên về niềng răng mới có thể điều trị bằng phương pháp niềng răng vô hình này cho bệnh nhân. Nếu nha sĩ của bạn không thể giúp bạn, hãy liên lạc với chúng tôi theo số 0908457745 để được tư vấn.
Chảy máu chân răng là biểu hiện của bệnh viêm lợi, viêm nha chu. Tại Việt Nam có đến 95% dân số bị bệnh viêm lợi, riêng đối tượng phụ nữ có thai tỷ lệ này lên đến 98,7 %, do đó có thể hiểu hiện tượng chảy máu chân răng không quá xa lạ với mỗi người. Nhưng không phải ai cũng biết nguyên nhân cũng như những mẹo đơn giản để chữa chảy máu chân răng.
Triệu chứng khi chảy máu chân răng đó là: Chân răng sưng, đỏ, đau. Khi nói hay thở, miệng có mùi hôi, chân răng sưng, răng dễ lung lay, động vào răng không đau nhưng đau vùng lợi xung quanh.
Nguyên nhân đơn giản đầu tiên dẫn đến chảy máu chân răng: Chăm sóc vệ sinh răng không tốt dẫn đến vi khuẩn gây bệnh phát triển gây viêm lợi, đánh răng không đúng cách làm tổn thương lợi.
Viêm lợi gây đau nhức quanh răng, nhất là khi ăn thức ăn quá nóng, mặn sẽ khiến lợi sưng tấy, đau nhức. Viêm lâu ngày thì chỗ viêm chỉ hơi sưng, có viền cổ răng, không đau nhưng rất dễ chảy máu khi va chạm dù nhẹ.
Nguyên nhân viêm lợi có thể do một số bệnh như tiểu đường, tim mạch, thiếu vitamin… nhưng phần lớn là do vệ sinh răng miệng kém, nhiều cao răng (do muối khoáng trong nước bọt) đọng trên cổ răng. Sau khi ăn uống không súc miệng, chải răng sạch, cặn thức ăn đọng trên răng lợi, vi khuẩn tấn công, tạo nên mảng bám gây viêm lợi và sâu răng.
Chảy máu chân răng là dấu hiệu của bệnh gì
Chị Đinh Thị Hoa chia sẻ cách giúp chị trị dứt điểm chảy máu chân răng: “Chồng mình đã đặt mua về cho mình viên ngậm IgYGate DC-PG. Ngậm 1 viên x 4 lần/ngày, 2 ngày mình đã thấy hiệu quả! Tình trạng lợi chảy máu đã giảm và lợi không sưng nữa! 3 ngày thì hết hẳn, người mình nhẹ nhàng và cả gia đình cũng vui lây! Với ba mẹ mình rất kỹ tính, khi đau bệnh thì không cho con dùng thuốc nhiều, ba mẹ chỉ dùng các phương pháp dân gian thôi và lần này ba mẹ đã thực sự bị thuyết phục với viên ngậm IgYGate DC-PG khi chồng mình đọc thành phần tự nhiên là kháng thể IgY tách chiết từ lòng đỏ trứng gà”.
Như vậy, các biện pháp chăm sóc răng lợi thông thường: Chải răng đúng cách ít nhất 3 lần mỗi ngày, làm sạch kẽ răng bằng chỉ nha khoa sau khi ăn, thăm khám răng 3-6 tháng/ lần, ăn uống đủ chất, đặc biệt bổ sung đầy đủ canxi, flour, vitamin C… sẽ giúp răng của bạn chắc khỏe và phòng ngừa được các bệnh răng lợi.
Đã có nhiều công trình nghiên cứu trên thế giới và tại Việt Nam về tính hiệu quả của loại kháng thể OvalgenPG trong viên ngậm IgYGate DC-PG, hầu hết các nghiên cứu đều cho kết quả tương tự nhau về tác dụng làm giảm chảy máu chân răng rõ rệt sau thời gian nghiên cứu. Nghiên cứu tại Viện Răng Hàm Mặt Trung Ương do Tiến sỹ, bác sỹ Nguyễn Thị Hồng Minh triển khai cho thấy tỷ lệ chảy máu chân răng giảm xuống tới 80% ở nhóm có sử dụng viên ngậm IgYGate DC-PG. Đây là tin vui dành cho tất cả những ai đang phải đối mặt với vấn đề tưởng chừng đơn giản nhưng lại hết sức nhức nhối này.
Tuy nhiên quan trọng hơn, để giữ “thành quả” vệ sinh răng lợi kể trên, bạn có thể kết hợp sử dụng viên ngậm chăm sóc răng lợi của Nhật Bản IgYGate DC-PG, được đánh giá là an toàn và tiện dụng cho mọi đối tượng, đặc biệt là phụ nữ có thai và cho con bú, trẻ nhỏ (chỉ trừ trường hợp mẫn cảm với thành phần trứng gà). Viên ngậm có chứa kháng thể IgY chiết xuất từ lòng đỏ trứng gà chống vi khuẩn gây Sâu răng, Viêm lợi (Ovalgen DC và Ovalgen PG), không chỉ ngăn ngừa sâu răng hiệu quả mà còn phòng chống và hỗ trợ điều trị hiệu quả được bệnh viêm lợi (nướu) với tác dụng đặc hiệu trực tiếp lên vi khuẩn chính gây bệnh mà không phải là kháng sinh.
>>> xem thêm: bé bị chảy máu chân răng
Có thể nói, công dụng của thực phẩm là vô biên. Không chỉ là thần dược với da mà còn rất hữu ích với những cơn đau nhức răng kéo dài.
Một trong những nguyên nhân làm cho răng đau nhức là triệu chứng viêm, viêm răng, viêm nướu, viêm tủy, viêm chóp, viêm quanh cuống đều dẫn đến đau nhức răng. Trong tình huống này, nếu bạn còn thắc mắc làm gì để đỡ nhức răng thì thực phẩm là một trong những lựa chọn tuyệt vời nhất.
Chúng ta có thể sử dụng 1 số loại thực phẩm có khả năng kháng viêm để giảm đau nhức hiệu quả. Có thể kể đến như tỏi, gừng, trà xanh, khoai tây, hành tây, … Cách dùng những thực phẩm này rất đơn giản. Tỏi có thể nướng và ngậm, gừng giã nát và đắp lên răng, trà xanh dùng tương tự như gừng, khoai tây và hành tây thái lát và đắp lên răng hay nghiền nhỏ đều được. Sau khi thực hiện nên đánh răng để làm sạch và khử mùi nếu thấy khó chịu, có thể dùng thêm nước muối để súc miệng.
Phương pháp này chỉ có thể giảm đau tức thời, hoàn toàn không có tác dụng chữa khỏi nhức răng. Muốn chữa nhức răng triệt để nên tính đến biện pháp chuyên khoa.
Có những mẹo nhỏ có thể làm cơn đau nhức răng qua đi tức thời.
Nguyên nhân gây ra nhức răng có thể không giống nhau, nhưng cơ chế của nó đều xuất phát từ cảm giác của ngà răng và tủy răng. Chỉ khi 1 trong hai bộ phận này bị kích ứng thì răng mới cảm thấy đau nhức. Bởi vậy, làm sao cho hết nhức răng chỉ bằng mẹo? Đây là điều hoàn toàn có thể, chỉ cần bạn tác động vào cảm giác của răng làm tê tạm thời thì cơn đau nhức sẽ qua đi.
>>> xem thêm: làm thế nào để hết ê buốt răng
Hãy thử dùng một viên đá nhỏ xoa đều gần cùng răng bị nhức, thật tự từ, hãy thử từng chút một để răng làm quen tránh việc đặt trực tiếp vào chỗ răng bị nhức đột ngột có thể gây ra tác dụng ngược lại. Độ lạnh của đá sẽ lan tỏa sang răng, làm tê liệt tạm thời cảm giác của các ống ngà, để chúng không truyền tín hiệu đến tủy răng. Khi đó, sự lan truyền tin hiệu của tủy răng bị gián đoạn và bạn không còn thấy nhức buốt nữa.
Bạn cũng có thể đặt 1 chút muốn lên chỗ răng bị nhức massage nhẹ nhàng để giảm cảm giác ê nhức.
Khi thấy nhức răng quá bạn hãy dùng bong gòn có tẩm 1 chút rượu trắng, đặt lên chỗ răng bị nhức. Vị cay nồng của rượu sẽ thấm dần xuống và làm các cảm giác khác của răng biến mất.
Những mẹo nhỏ này sẽ làm bạn thấy dịu hẳn, sự nhức nhối không còn dữ dội nữa. Nhưng đó vẫn chưa phải là biện pháp chữa nhức răng triệt để.
Nhức răng làm sao để hết thật triệt để và không tái phát đó là ván đề mà thực phẩm tự nhiên và các mẹo vặt không thể giải quyết được. Cách duy nhất là phải nhờ tới nha sỹ và được chữa trị bằng các biện pháp chuyên khoa.
Có nhiều nguyên nhân làm răng bị nhức, Viêm nướu, viêm tủy làm nhức răng, sâu răng cũng làm răng đau nhức, răng yếu cũng dễ bị đau hơn bình thường, răng mòn men còn dễ bị kích ứng ê buốt,… Do đó, muốn làm gì cho hết nhức răng hoàn toàn đều phải bắt đầu từ những căn nguyên sâu xa này.
Mỗi một nguyên nhân gây nhức răng sẽ có cách chữa trị khác nhau. Chỉ định điều trị như thế nào cần phải do bác sỹ quyết định, sau khi đã tiến hành thăm khám cụ thể chiếc răng bị đau nhức. Đó là quy trình luôn luôn được đảm bảo khi chữa đau nhức răng tại Nha khoa Hoàn Mỹ. Mọi chỉ định đều dựa trên triệu chứng và căn nguyên cụ thể, chắc chắn và không tùy tiện.
>>> Xem thêm: nên trám răng ở đâu
Bạn có thể kiểm chứng điều này khi thăm khám trực tiếp tại trung tâm. Nếu bạn cũng đang bị cơn đau nhức răng hành hạ, có thể liên hệ với bác sỹ theo số hotline để được tư vấn kỹ lưỡng và chi tiết nhất.
Cụm từ "tẩy trắng răng" đang được rất nhiều người quan tâm. Tuy nhiên, không phải ai cũng đủ điều kiện thực hiện điều này ở các phòng khám. Vì vậy, hãy thực hiện những phương pháp sau ngay tại nhà, răng bạn sẽ trắng lên từng ngày. Không những thế còn rất rẻ tiền và an toàn.
1. Baking soda và muối
Nửa muỗng cà phê baking soda, muối thêm một giọt dầu bạc hà hoặc oliu, tất cả khuấy đều và đánh nhẹ nhàng lên răng theo lịch 1 lần/tuần. Đây được coi là kem đánh răng tự chế có thể đầy lùi những mảng ố vàng. Không nên thực hiện quá dày, bởi baking soda chứa chất tẩy có thể làm hỏng men răng.
2. Ăn các lọa rau xanh đậm
- làm trắng răng bằng vỏ chuối
Rau chân vịt, bông cải xanh hay các loại rau màu xanh đậm tương tự chứa các khoáng chất giúp hình thành một lớp màng bảo vệ trên về mặt răng. Nhờ đó, nó sẽ ngăn chặn những tác nhân làm đổi màu răng. Ngoài ra, bạn nên ăn táo, lê, cần tây, cà rốt bằng cách cắn trực tiếp. Việc làm này sẽ kích thích việc sản xuất nước bọt, làm giảm vi khuẩn trong miệng và tác dụng trắng răng.
3. Dùng nước súc miệng
Nhiều nha sĩ đưa lời khuyên, sau khi ăn bạn nên dùng nước súc miệng để ngăn chặn sự đổi màu răng do thực phẩm. Đồng thời còn mang lại hơi thở thơm tho và diệt vi khuẩn.
4. Dùng ống hút
Đồ uống có ga có thể làm hỏng men răng. Ngoài ra, cà phê hay nước uống có màu sẽ làm thau đổi màu răng. Vì thế, tốt nhất nên sử dụng ống hút khi uống các lại nước này.
- cách trị đau răng nhanh nhất
Chườm lạnh.
Để giảm triệu chứng đau răng ở trẻ, chúng ta có thể dùng cục nước đá nhỏ lăn nhẹ trên phần lợi của răng bị đau hoặc cũ có thể dùng nước đá bọc vào mảnh vải nhỏ và chườm vào phần má bên ngoài răng đau. Nước đá lạnh đóng vai trò như một chất gây tê tự nhiên giúp giảm cảm giác đau một cách nhanh chóng. Đây là cách giảm đau, chữa sâu răng cho trẻ nhanh chóng, an toàn và hiệu quả.
Nước muối
. Cha mẹ cũng có thể cho con ngậm và súc miệng bằng nước muối ấm để sát trùng, giảm đau do sâu răng. Các thành phần sát trùng tự nhiên trong muối sẽ giúp giảm nhiễm trùng , giảm đau, viêm nhiễm từ các khu vực răng bị ảnh hưởng.
Nước chanh.
Dùng nước chanh tươi nhỏ vào chỗ răng đau của trẻ cũng giúp giảm bớt cảm giác đau và sát trùng nhẹ. Các chất axit tự nhiên có trong chanh sẽ ngăn chặn, hạn chế sự lây lan của vi khuẩn .
Tỏi và húng quế.
Chúng ta cùng có thể dùng vài nhánh tỏi và vài lá húng quế giã nát, rồi dùng hỗn hợp đắp lên chân răng của trẻ hoặc vắt lấy nước nhỏ vào vị trí răng đau để giúp giảm đau cho trẻ.
Lá hẹ.
Dùng lá hẹ giã nhuyễn, đắp lên chân răng cũng là một trong những cách chữa sâu răng cho trẻ em
theo kinh nghiệm dân gian được khá nhiều ông bố bà mẹ biết đến và sử dụng. Cách này cũng có thể giảm đau, kháng viêm và giảm sưng lợi cho trẻ.
Chữa sâu răng từ hoa cúc vàng.
Hoa cúc vàng tươi cũng có khả năng làm dứt cơn đau răng. Chỉ cần rửa sạch hoa, đặt trực tiếp lên phần răng sâu rồi cắn nhẹ vài lần là được. Giã nhỏ hoa rồi phơi khô, ngâm với rượu trắng vài giờ, dùng làm nước súc miệng cũng có thể giảm đau và sát khuẩn.
Gừng có tính kháng viêm nên cũng có công dụng làm giảm đau. Giã nát gừng và đắp lên răng, làm như vậy vài lần trong ngày là sẽ thấy hiệu quả.
Chấm một ít tinh dầu của nụ hoa đinh hương trực tiếp vào răng bị sâu.
Loại tinh dầu này có khả năng diệt khuẩn khá hiệu quả.
Chúng còn có tác dụng gây tê nên từ lâu đã được xem là một phương thuốc dân gian chữa đau răng. Ngày nay, người ta đã chứng minh được rằng trong nụ hoa đinh hương có chứa eugenul, hoạt động như một chất anesthetic. Khi mới thoa, tinh dầu hoa đinh hương làm bạn có cảm giác ngứa như ong đốt, nhưng chắc chắn cơn đau răng sẽ giảm liền ngay sau đó.
Dùng tiêu đen và húng quế chữa sâu răng.
Bài thuốc sâu răng nữa là tiêu đen và húng quế. Lấy tiêu đen và lá húng quế theo tỉ lệ 1:1 rồi đem rửa sạch. Sau đó nghiền chúng cho đến khi ta được một chất bột sền sệt. Đem hỗn hợp này để lên vùng răng bị sâu sẽ làm giảm đau một cách nhanh chóng.
Do rối loạn tiêu hóa, hở van dạ dày, khiến cho hơi thở hôi,viêm nhiễm răng miệng như viêm lợi, viêm nướu, nhiệt … khiến miệng bị hôi.
Do ăn uống mắc thức ăn vào kẽ răng, lỗ hổng của răng sâu, khiến vi khuẩn phân hủy những thức ăn sót lại đó và gây hôi miệng.
Các thực phẩm gây mùi khó chịu cho miệng như tỏi, hành, thức ăn giàu đạm với chất béo …Do bựa vôi đóng ở chân răng, lâu ngày hình thành cao răng, vi khuẩn bám trụ ở những nơi này là nguyên nhân hôi miệng.
Những bệnh nhân mắc bệnh viêm nhiễm bộ máy hô hấp như ung thư phổi, viêm cuống họng … cũng tạo ra hơi thở hôi.
Phụ nữ bắt đầu tới thời kì mãn kinh, lượng hormon trong cơ thể thay đổi hoặc những người thiếu ăn cũng là nguyên nhân khiến họ bị hôi miệng.
Nguyên liệu: 10 ml mật ong, 30 ml nước chanh.
Cho chanh và mật ong vào quấy đều là có thể dùng được. Các bạn uống 2, 3 thìa canh hỗn hợp 2 lần/ngày.
Lưu ý khi dùng mật ong Ngoài ra, để giữ hơi thở thơm tho suốt cả ngày, hãy cho 1 thìa cà phê mật ong và quế vào nước ấm và dùng hỗn hợp này để súc miệng.
Mật ong có chứa chất kháng sinh có tác dụng diệt khuẩn và ngăn ngừa chúng phát triển kết hợp cùng với khả năng khử mùi tuyệt vời của chanh sẽ giúp bạn nhanh chóng lấy lại tự tin đấy!
>>> xem thêm: hôi miệng là bệnh gì
Công thức được sử dụng 2 lần/ngày.
Đừng quên thử một phần nhỏ hỗn hợp trước khi sử dụng để đảm bảo mình không bị dị ứng với thành phần nào nhé!
(Nguyễn Tuấn)
Đáp:Chảy máu chân răng chỉ là một triệu chứng của nhiều bệnh khác nhau, hay gặp trong một sô bệnh thông thường như:
- Bệnh thuộc răng miệng: viêm quanh răng, viêm lợi, sâu răng…
- Bệnh thuộc hệ thống tạo máu: do thiếu một vài yếu tố tham gia vào quá trình đông máu như: bệnh ưa chảy máu, bệnh giảm tiểu cầu, thiếu can xi…
- Một số bệnh về gan, do gan tham gia vào quá trình tổng hợp chất đông máu từ vitamin K.
- Một số bệnh toàn thân khác cũng gây nên chảy máu chân răng như ăn uống thiếu chất, thiếu vitamin, dinh dưỡng kém…
Trường hợp của bạn, thường chảy máu chân răng vào buổi sáng thì cần kiểm tra răng miệng; nên vệ sinh răng miệng tốt, như có thể xúc miệng bằng Listerin, chai xúc miệng T.B, nước muối sinh lý 0,9%...; đánh răng trước khi đi ngủ và lúc mới ngủ dậy, lưu ý đánh răng cũng phải đúng kỹ thuật (dọc theo các chân răng từ trên xuống và từ dưới lên, dùng bàn chải mềm không đánh quá mạnh làm xây xước, tổn thương niêm mạc lợi).
>>> chảy máu chân răng là dấu hiệu của bệnh gì
Ngoài ra nên bổ sung thêm trong chế độ ăn các loại vitmin C, canxi… Nếu không đỡ, bạn nên đi khám răng miệng và kiểm tra sức khỏe định kỳ, làm các xét nghiệm tổng quát như công thức máu, máu đông máu chảy và xét nghiệm chức năng gan.
+ Nguyên nhân răng mọc lệch ở trẻ là gì ?
Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng răng mọc lệch lạc ở trẻ như:
– Do yếu tố di truyền ảnh hưởng, như cha mẹ có hàm răng hô, móm, xương hàm kém phát triển hay phát triển quá mức thì người con cũng sẽ thừa hưởng ít nhiều các đặc điểm đó từ cha mẹ.
– Bị mất răng sữa sớm: Răng sữa có vai trò quan trọng trong việc giữ chổ để các răng vĩnh viễn có thể mọc đúng vị trí trên cung hàm. Khi răng sữa bị mất sớm sẽ dễ dẫn đến tình trạng răng mọc chen chúc, lệch lạc,..v.v.
– Bên cạnh các yếu tố di truyền còn có một số thói quen xấu làm ảnh hưởng dẫn đến tình trạng răng mọc lệch, chen chúc, hô, thưa, móm như: Mút tay,mút môi, đẩy lưỡi, thở bằng miệng, ..v.v….
>>>> xem thêm: hai răng cửa bị hở
– Hàm trên chìa ra quá nhiều, nằm phủ bên ngoài hàm dưới
– Răng sữa tồn tại lâu trên cung hàm
– Khoảng hở giữa các răng quá nhiều
– Răng mới mọc có kích thước quá lớn, không đủ chổ nên mọc chen chúc trên cung hàm.
– Nhổ răng sữa quá sớm,..v..v..
* Cách khắc phục tình trạng răng mọc lệch ở trẻ
Ngày nay với sự phát triển vượt bậc của khoa học về chỉnh hình răng thì tình trạng răng mọc lệch, chen chúc không còn là điều đáng lo. Chỉnh hình răng được xem là phương pháp hiệu quả nhất để nắn chỉnh răng được ngay ngắn và đều đặn, Bác sĩ sẽ sử dụng các khí cụ như:
– Khí cụ cố định với các mắc cài và dây cung: Mắc cài sẽ được gắn chặt lên răng, nhờ vào tác động của dây cung để giúp răng di chuyển về vị trí mong muốn.
– Khí cụ tháo lắp: Có tác dụng giúp hỗ trợ cho quá trình chỉnh nha, đồng thời giúp trẻ có thể bỏ được một số tật xấu như mút tay, đẩy lưỡi,.v.v..
Khi phát hiện các dấu hiệu răng trẻ mọc lệch, chen chúc, bạn nên đưa trẻ đến các trung tâm nha khoa để Bác sĩ tư vấn và đưa ra phương pháp can thiệp kịp thời. Việc nắn chỉnh răng trong giai đoạn này sẽ trở nên nhanh chóng vì xương hàm của trẻ đang phát triển, răng sẽ nhanh chóng đều đặn và ngay ngắn, ít tốn thời gian và chi phí hơn so với người lớn.
>>> xem thêm: làm thế nào để hết ê buốt răng
Nha khoa Hoàn Mỹ chúng tôi với các BS chuyên nghiệp, giỏi am hiểu chuyên sâu về Niềng răng, chắc chắn là địa chỉ đáng tin cậy để bạn có thể lựa chọn niềng răng. Để được tư vấn chi tiết bạn vui lòng đến trực tiếp để BS thăm khám và lập kế hoạch điều trị chi tiết nhé.