Có rất nhiều bệnh lý nha khoa nhưng không phải ai cũng biết cách phòng tránh vậy làm thế nào khi gặp những bệnh lý này
Trào lưu mới toanh
Sau mấy tuần nghỉ hè, Phương Linh (Hoàng Mai, HN) khiến bạn bè ồ lên vì nụ cười lấp lánh đúng nghĩa đen của mình! Sau một hồi hỏi han về “vật thể lạ” trên hàm răng Phương, bạn bè lại có dịp mắt chữ A, mồm chữ O lần nữa, khi biết đó là một… viên kim cương siêu nhỏ và giá trọn gói để đổi lấy sự sành điệu này là gần 2 triệu đồng!
Nhờ sự xuất hiện của “vật thể lạ” kia, mà Linh được yêu cầu… cười cả ngày, cũng như trở thành sự ghen tỵ, ao ước của rất nhiều cô bạn xung quanh. Bởi thế, chỉ hơn một tuần sau, cả nhóm của Linh, gồm 5 cô nàng thân nhau ngay lập tức đã đồng loạt… “lấp lánh” hết cả.
Tuy nhiên, không phải bất cứ ai cũng có tiền để “chi đẹp” và đến một phòng khám đa khoa uy tín như Linh, nên mỗi người lại chọn cho mình một cách làm đẹp “dở khóc dở cười” khác, thậm chí còn sẵn sàng chọn một hiệu… cắt tóc gội đầu để đến gắn đá!
Thuỳ Anh - một teen girl cực “sành”, tự khoe mình đã có kinh nghiệm gắn - đổi đá trên răng đến lần thứ 3 cho biết: “Đá có nhiều loại lắm. Bình dân nhất thì tầm khoảng mấy chục đến một trăm nghìn, sang hơn thì chơi loại vài trăm, còn sành thì mua hẳn kim cương, tất nhiên là tiền triệu. Việc gắn đá cũng có thể làm trọn gói tại các phòng nha khoa, thẩm mỹ viện,… hoặc mình tự đi mua đá bên ngoài rồi đến những nơi như thế người ta gắn vào cho. Thông thường, teen thì hay chọn cách thứ 2, sẽ tiết kiệm hơn mà”.
“Đá cũng có đủ màu, tím, đỏ, hồng, xanh... Những loại rẻ tiền thì dễ bị xỉn lắm, rất nhanh xấu”, Thuỳ Anh nói thêm.
Ban đầu, thường chỉ có các phòng nha, thẩm mỹ viện lớn xuất hiện dịch vụ này, nhưng sau đó, khi những viên đá trở thành “cơn sốt”, nhu cầu ngày một tăng, thì cũng là lúc gắn đá vào răng được quảng cáo ở khắp nơi, ngay cả những cửa hiệu… cắt tóc cũng sẵn sàng mời chào ơi ới, mà “thượng đế” chủ yếu là teen, muốn đẹp nhưng lại… ít tiền!
Tai bay vạ gió
Kĩ thuật gắn có thể được miêu tả một cách chung nhất là: Tuỳ theo kích thước viên đá quý muốn gắn, khoan một lỗ vừa phải trên răng, sau đó gắn đá bằng một chất liệu keo nha khoa. Nghe miêu tả thì có vẻ đơn giản, tuy nhiên khi thực hiện lại phải cẩn thận, tỉ mỉ, đúng kĩ thuật thì mới có thể đảm bảo độ bền cho đá cũng như không mất vệ sinh và ảnh hưởng đến sức khoẻ răng miệng. Do đó, việc ham rẻ của một số teen girl đã khiến cho các cô nàng gặp vô vàn rắc rối khác nhau.
- đính đá vào răng bao nhiêu tiền
Để bằng bạn bằng bè, Thu Hằng (HN) quyết tâm phải có được “nụ cười lấp lánh”. Vì điều kiện kinh tế, Hằng ra tiệm vàng bạc, mua viên đá được quảng cáo là của Thái, màu hồng có giá 120 nghìn, sau đó đến tiệm cắt tóc quen để gắn đá vào. Thông thường, trước khi khoan răng phải có thuốc gây tê, nhưng ở đây khẳng định chắc nịch: “Đảm bảo không đau”. Vậy mà lúc khoan, Hằng điếng người vì cảm giác rất buốt.
Bi hài hơn, vì làm chưa quen nên chị chủ quán trót… quá tay, tạo thành một lỗ quá sâu khiếp viên đá khi đặt vào thì… lọt thỏm, trông rất mất thẩm mỹ. Đó vẫn chưa phải là sự… “đau khổ” cuối cùng, khi 2 ngày sau, lúc ngủ dậy và soi gương, Hằng tá hoả vì đã “đá đi đây răng ở lại nhé” tự lúc nào! Nghĩ đến chuyện tối qua rõ ràng vẫn thấy, Hằng phát sốt chẳng biết có phải nó đã chui vào… bụng mình hay không!
Việc làm đẹp lại khiến cho Thanh Nga (học sinh lớp 11) “cực khổ” theo một cách khác. Nga phải kiêng đủ thứ: cà phê, thức uống màu, đồ cứng, các món xương, đồ quá lạnh, quá nóng… Đã kiêng như vậy, nhưng ăn các thứ khác cũng chẳng được thoải mái chút nào, vì lúc thì chẳng dám nhai mạnh, lúc lại lo đá rơi, đá dính thức ăn xỉn màu… Cuối cùng, “nụ cười thiên thần” chẳng thấy đâu, thay vào đó là việc ngày càng xanh xao, gày gò.
Đồng thời, “tuổi thọ” của một viên đá thường không dài, nên chúng không thể ở lại mãi với bạn được, nhưng vết khoan trống hoác trên răng thì cả đời cũng không hết. Đó cũng là một điều cần chú ý trước khi quyết định nên hay không nên cho răng mình “kết thân” với những viên đá!
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét