Có rất nhiều bệnh lý nha khoa nhưng không phải ai cũng biết cách phòng tránh vậy làm thế nào khi gặp những bệnh lý này
Xem thêm: sâu răng sữa ở trẻ em
Các bậc phụ huynh hầu hết chỉ quan tâm tới sức khỏe răng miệng của bé ở mức cơ bản. Việc nhắc nhở các cháu chăm sóc răng miệng thường xuyên là chưa đủ, chúng ta còn cần phải theo dõi và quan sát những hiện tượng lạ xảy ra đối với răng của bé để có những biện pháp điều trị phù hợp.
Bệnh sâu răng ở trẻ em chủ yếu do vệ sinh răng miệng không tốt
Khi mới có răng sữa, nhiều vị phụ huynh cho rằng trẻ không cần đánh răng vì răng của chúng vẫn còn thưa, thức ăn sẽ không mắc lại nên không cần phải đánh răng. Trên thực tế, răng trẻ chỉ thưa với số lượng ít, trẻ có thể có 20 chiếc răng khi được 2 tuổi rưỡi. Khi đó, răng của chúng sẽ khít vào nhau, nếu không chải răng đều đặn, bé rất dễ bị mảng bám do thức ăn để lại, dẫn tới sâu răng.
Xem thêm: nguyên nhân sâu răng
Trong răng sữa vẫn tồn tại các dây thần kinh cảm xúc, trẻ sẽ đau nếu bị sâu răng. Sự đau đớn sẽ ảnh hưởng đến bé lúc ăn uống, thậm chí cả trong lúc ngủ.
Tất cả mọi răng sữa sẽ đều được thay thế bởi răng vĩnh viễn, nhưng tình trạng của răng sữa ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến răng vĩnh viễn mọc lên sau này. Nếu như răng sữa bị sâu và phải nhổ sớm, khiến cho lợi bị khô, răng vĩnh viễn sẽ khó mọc lên và nếu mọc lên thì có thể mọc không đúng vị trí. Tình trạng răng khấp khểnh nếu như răng sữa bị mất sớm là hoàn toàn có thể xảy ra.
Ngoài ra, việc mất răng sữa còn khiến cho trẻ phát âm khó hơn và không được tròn tiếng.
Răng sữa có chức năng quan trọng không kém gì răng vĩnh viễn. Nó giúp trẻ thực hiện được những công việc hằng ngày như nhai, nghiền, cắn, xé, giữ một vai trò quan trọng không thể thiếu trong quá trình tiêu hóa. Nếu thiếu đi răng sữa, chế độ ăn uống của trẻ sẽ bị ảnh hưởng khiến sức khỏe giảm sút, biếng ăn, có thể dẫn đến suy dinh dưỡng.Sâu răng ở trẻ em điều trị như thế nào?
Để răng được tốt thì cách tốt nhất là phải phòng bệnh. Nếu răng sữa mới phát hiện sâu, cha mẹ cần đưa trẻ tới phòng khám nha khoa để điều trị. Khi răng chớm sâu, nha sỹ có thể tiến hành tái khoáng với canxi và gel để ngăn chặn vết sâu răng phát răng.
Trong một số trường hợp khi đã hình thành nên các lỗ sâu trên thân răng thì bác sĩ sẽ sử dụng biện pháp trám răng để ngăn chặn không cho sâu tiếp tục phát triển. Răng sữa của trẻ bị sâu nếu trám sớm sẽ giữ được đầy đủ răng trên hàm, đảm bảo cho quá trình tiêu hóa của trẻ hoạt động một cách có hiệu quả. Phương pháp này thực hiện khá đơn giản, hoàn thành chỉ trong 20 phút và không gây đau nhức cho trẻ nên bạn có thể yên tâm.
Hàn trám là cách điều trị bệnh sâu răng ở trẻ em khá tốt
Khi vi khuẩn phát triển đến giai đoạn muộn, tạo thành lỗ sâu lớn trên răng của bé, thậm chí có thể “ăn” gần hết răng của bé, chúng ta không nên vội vàng đến nha sĩ nhổ hết phần còn lại của chiếc răng sâu đó. Bởi vì, răng sữa nếu nhổ quá sớm, sẽ gây mất phương hướng cho răng vĩnh viễn mọc lên sau này.
Xem thêm: điều trị tủy răng sữa
Răng vĩnh viễn khi mọc lên sẽ làm tiêu biến gốc răng sữa khiến răng sữa lung lay và rụng đi. Nhổ răng sữa quá sớm trước 6 tuổi sẽ khiến răng vĩnh viễn về sau mọc lên bị lệch lạc. Nếu nhổ răng sữa quá sớm thì răng bị ảnh hưởng nhiều nhất sẽ là răng hàm vĩnh viễn số 6, nếu răng hàm sữa bị nhổ sớm, răng số 6 sẽ mọc về phía trước chen vào chỗ các răng vĩnh viễn khác mọc sau này.
Nha sỹ có thể tiến hành nạo sạch vết sâu cho trẻ và thậm chí có thể tiến hành bọc sứ để bảo tồn răng nếu cần thiết. Đây là cách điều trị bệnh sâu răng triệt để mà cha mẹ có thể áp dụng.
Tốt nhất là khi có dấu hiệu sâu răng bạn nên đưa bé đi thăm khám sớm để có biện pháp điều trị tốt nhất hoặc việc hàn trám phòng ngừa cũng là biện pháp tốt để ngăn chặn tình trạng sâu răng ngay từ đầu.
Nếu bạn còn bất kỳ băn khoăn nào liên quan đến bệnh sâu răng ở trẻ em, đừng ngần ngại liên hệ với nha khoa Paris để được tư vấn chi tiết nhất.
nguồn: http://benhlyrang.com/benh-sau-rang-o-tre-em-va-cach-dieu-tri-triet-de.html
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét