Tiêu xương chân răng – bệnh lý mà ta vẫn thường gặp, tuy nhiên hầu hết mọi người đều chưa có nhận thức đầy đủ và chính xác về căn bệnh này. Vậy thực tế tiêu xương chân răng là gì, gây hậu quả ra sao và cách điều trị bệnh như thế nào? Tất cả sẽ được chuyên gia nha khoa giải đáp sau đây.
1. Tiêu xương chân răng là gì và nguyên nhân gây bệnh
Bệnh tiêu xương chân răng là sự suy giảm về thể tích (chiều rộng, chiều cao, độ dày) của xương hàm xung quanh chân răng.
Tiêu xương chân răng xảy ra chủ yếu do mất răng
Có thể kể ra 3 nguyên nhân chính gây bệnh là:
+
Mất răng không trồng lại: Khi chân răng bị mất mà không được trồng lại sớm thì chỉ sau khoảng 3 tháng sẽ có dấu hiệu tiêu xương chân răng, sau 1 năm thì khuôn mặt bắt đầu bị biến dạng.
+ Bệnh viêm nha chu: cao răng dẫn đến viêm nướu, lâu ngày không chữa sẽ dẫn đến viêm nha chu, vi khuẩn tấn công khiến các dây chằng nha chu bị đứt, răng lung lay từ đó có thể gây ra bệnh tiêu xương ở chân răng khiến răng không có điểm tựa và rụng đi.
+ Không bổ sung đầy đủ canxi cho cơ thể: tiêu xương chân răng là một trong những dạng loãng xương, trong một vài trường hợp ít gặp, bệnh nhân không bổ sung đầy đủ canxi cũng có thể gây ra tiêu xương ở chân răng.
2. Tiêu xương chân răng và những mối nguy hiểm khôn lường
Là một trong những bệnh lý nghiêm trọng, nhưng đa phần tiêu xương chân răng không được nhiều người biết đến. Tìm hiểu rõ về tác hại của bệnh, sẽ giúp bạn chủ động hơn trong việc phòng tránh:
✦ Gây mất thẩm mỹ: Khi tiêu xương chân răng xảy ra, phần xương nâng đỡ cơ mặt bị tiêu hụt khiến gương mặt chảy xệ xuống, trông bạn sẽ già nua so với tuổi rất nhiều.
Bệnh nhân bị tiêu xương chân răng sẽ khiến gương mặt trở nên già nua
✦ Xô lệch răng: răng mất đi, xương hàm bị tiêu biến sẽ khiến các răng khác có xu hướng dồn vào để lấp đầy khoảng trống gây xô lệch toàn hàm răng.
✦ Sai lệch khớp cắn: răng bị xô lệch kéo theo việc sai khớp cắn vừa mất thẩm mỹ lại vừa ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai.
✦ Cản trở việc phục hình răng: Bệnh nhân bị tiêu xương chân răng do mất răng lâu ngày nếu muốn trồng lại sẽ cần khắc phục trước sau đó mới phục hình lại được.
✦ Ảnh hưởng đến xoang hàm: trong một số trường hợp bệnh nhân có biểu hiện đau đầu khi bị mất răng.
Có thể nói tiêu xương chân răng là bệnh lý làm suy giảm chức năng ăn nhai và còn cướp đi cả tuổi thanh xuân của bạn nếu không có cách phòng tránh và khắc phục kịp thời.
3. Cách điều trị và phòng tránh tiêu xương chân răng tái phát
Với tình trạng tiêu xương ở chân răng thì ghép xương hàm sẽ là giải pháp được bác sĩ chỉ định. Ghép xương nhằm mục đích làm đầy, làm dày sao cho đủ thể tích xương hàm ban đầu.
Ghép xương răng là cách khắc phục tiêu xương chân răng duy nhất
Xương ghép vào có thể là xương tự thân hoặc xương nhân tạo. Phải mất khoảng 6-9 tháng thì xương ghép sẽ tích hợp với xương thật trên hàm. Tùy từng trường hợp mà mức giá ghép xương răng sẽ khác nhau:
PHẪU THUẬT XƯƠNG HÀM
DỊCH VỤ | ĐƠN VỊ | CHI PHÍ (VNĐ) |
Phẫu thuật nâng xoang kín | 1 răng | 4.500.000 |
Phẫu thuật nâng xoang hở | 1 xoang | 18.000.000 |
Phẫu thuật ghép xương GBR, Xương Bio-Oss- USA | 1 răng | 17.000.000 |
Phẫu thuật ghép xương GBR, Xương Osteon – Korea | 1 răng | 11.000.000 |
Phẫu thuật ghép xương Block, Xương Bio-Oss- USA | 1 răng | 22.000.000 |
Phẫu thuật ghép xương Block, Xương Osteon – Korea | 1 răng | 15.000.000 |
Phẫu thuật tạo hình nướu quanh Implant | 1 răng | 3.500.000 |
Phẫu thuật ghép mô liên kết | 1 răng | 5.000.000 |
Phẫu thuật lấy trụ implant cũ | 1 răng | 3.500.000 |
Để phòng tránh tiêu xương chân răng tái phát, bác sĩ khuyên bệnh nhân nên
cấy ghép răng implant thay thế được cả chân răng và chân răng mất khắc phục được hiện tượng tiêu xương răng mà các phương pháp trồng răng thông thường không làm được.
Tiêu xương chân răng gây ra những hệ lụy nghiêm trọng và chi phí điều trị cũng không phải là thấp, vì thế bạn cần khắc phục ngay lập tức. Đặc biệt với trường hợp mất răng, nên chọn cách trồng răng bằng cấy ghép implant là phương pháp duy nhất hiện nay khắc phục được hiện tượng tiêu xương.
Nếu còn bất kỳ thắc mắc liên quan đến các dịch vụ nha khoa, bạn vui lòng liên hệ với Nha khoa Paris theo hotline 1900.6900 hoặc gửi câu hỏi tư vấn theo form dưới đây, các bác sĩ luôn sẵn sàng hỗ trợ chi tiết nhất.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét