Có rất nhiều bệnh lý nha khoa nhưng không phải ai cũng biết cách phòng tránh vậy làm thế nào khi gặp những bệnh lý này
Cô Ngọc Linh chia sẻ: “Tôi bị mất các răng hàm trên phía trong hơn hai mươi năm, chỉ còn một số răng phía trước, nhưng gần đây những răng trước này bị lung lay và phải nhổ bỏ. Mặc dù đã đi làm hàm răng tại nhiều nơi nhưng không sử dụng được do hàm răng bị lỏng, thường di động trong miệng, gây đau nên việc ăn uống rất khó khăn, thậm chí có thời gian dài chỉ ăn cháo. Không những vậy, mất toàn bộ răng hàm trên gây trở ngại khi giao tiếp và ảnh hưởng đến việc kinh doanh buôn bán. Những câu chuyện dở khóc dở cười cứ theo tôi suốt 20 năm qua mà không có cách nào giải quyết được”.
>> giá trám răng cửa
Nhờ người thân giới thiệu, cô Linh được TS. BS. Nhân khám và tư vấn phương pháp điều trị mới bằng cách cấy implant vào xương gò má để phục hồi răng. “Một ngày sau phẫu thuật, tôi đã có một hàm răng tạm cố định chắc chắn và bắt đầu ăn được thức ăn mềm. Đến nay, sau sáu tháng phẫu thuật tôi đã có hàm răng cố định vĩnh viễn. Theo BS. Nhân, hàm răng này làm bằng công nghệ hiện đại từ sứ nguyên khối được thiết kế và chế tạo tự động bằng máy tính nên có độ chính xác cao và được bắt vít cố định trên các trụ implant xương gò má. Hàm răng của tôi giờ đây không những đẹp mà còn cứng chắc như răng thật, không bị đau, không hôi miệng. Tôi cảm thấy rất thoải mái, tự tin trong giao tiếp chứ không khổ sở như trước đây” - cô Linh phấn khởi chia sẻ.
Chọn lựa giải pháp tối ưu để phục hồi răng
TS. BS. Nhân cho biết: “Qua thăm khám và khảo sát cấu trúc ba chiều của xương trên phim X- quang cắt lớp, tôi thấy xương hàm trên của bệnh nhân bị tiêu trầm trọng, đặc biệt là vùng răng sau, xoang hàm xuống thấp, xương bị tiêu cả theo chiều dọc và chiều ngang, xương còn lại chỉ một vài milimet và có chất lượng kém (xương xốp). Tình trạng này rất phổ biến ở Việt Nam vì bệnh nhân bị mất răng lâu ngày và đeo hàm giả tháo lắp trong nhiều năm.
Theo TS. BS. Nhân, hiện nay, có hai phương pháp điều trị cho những bệnh nhân bị mất toàn bộ răng hàm trên và xương hàm bị tiêu trầm trọng.
Trong trường hợp của cô Linh, nếu điều trị theo phương pháp cũ (ghép xoang và cấy implant thông thường) thì tỷ lệ thành công thấp do phần xương còn lại ở vùng xoang hàm quá mỏng, có chất lượng kém nên khó nuôi dưỡng được xương ghép và implant không vững chắc dễ dẫn đến thất bại. Do vậy, để đảm bảo kết quả tốt hơn cho bệnh nhân Linh nên chọn phương pháp điều trị mới – Cấy implant vào xương gò má.
Đây là phương pháp rất khó vì implant có lộ trình dài, nằm gần các cấu trúc giải phẫu quan trọng như màng xoang hàm, thần kinh dưới ổ mắt, sàn ổ mắt,… do đó, đòi hỏi bác sĩ phải có kỹ năng tinh tế, am tường giải phẫu học và nhiều kinh nghiệm để tránh tổn thương các cấu trúc quan trọng này. Mặc dù vậy, nếu làm chủ được kỹ thuật thì sẽ đem lại kết quả thành công cao và lâu dài. Theo BS. Carlos Aparicio – chuyên gia về implant xương gò má - “Kỹ thuật này có tỉ lệ thành công cao từ 98 – 100%, là phương pháp hữu hiệu trong trường hợp tiêu xương nghiêm trọng nhất là ở vùng răng sau hàm trên”.
Implant xương gò má là kỹ thuật chuyên sâu được giáo sư Branemark giới thiệu năm 1998. Dựa trên kỹ thuật này,TS. BS. Nhân đã cấy hai implant xương gò má có chiều dài 50mm, gấp năm lần implant thông thường (10mm) băng qua nhiều vùng giải phẫu quan trọng từ xương ổ răng qua xoang hàm đến xương gò má tạo nên bốn vị trí neo giữ ở xương vỏ. Do vậy, implant này rất vững chắc là yếu tố quyết định đến sự thành công lâu dài. Đồng thời, kết hợp cấy bốn implant thông thường ở vùng răng trước và gắn hàm răng tạm cố định tức thì cho bệnh nhân ngay sau phẫu thuật. Ca được hoàn thành mổ trong bốn giờ dưới phẫu thuật gây mê, mẻ răng.
Cho đến nay, TS. BS. Nhân đã phẫu thuật thành công cho thêm hai trường hợp tương tự như bệnh nhân Linh. Đó là cô H.N.Hà (48 tuổi – Quảng Ngãi) và ông N. N. Minh (52 tuổi – Việt kiều Úc).
Thế mạnh của implant xương gò má
Implant xương gò má là giải pháp cứu cánh sau cùng cho những trường hợp đặc biệt như bệnh nhân bị tiêu xương hàm trên trầm trọng, bị thất bại sau ghép xoang cấy implant thông thường, bị cắt bỏ xương hàm sau điều trị ung thư hay bị dị tật hàm mặt.
Phương pháp này còn có ưu điểm giảm số lần phẫu thuật, rút ngắn thời gian nằm viện và thời gian điều trị. Đồng thời, cho phép bệnh nhân có răng tạm cố định tức thì, trong khi phương pháp cũ bệnh nhân phải để trống răng từ 4 - 6 tuần, thậm chí là lâu hơn mới có hàm răng tạm tháo lắp.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét