Có rất nhiều bệnh lý nha khoa nhưng không phải ai cũng biết cách phòng tránh vậy làm thế nào khi gặp những bệnh lý này
Tuy nhiên, tỷ lệ người đi khám hoặc tìm giải pháp cho vấn đề này còn thấp. Nguyên nhân phần lớn là do không biết ê buốt răng là một dấu hiệu của răng nhạy cảm, cũng như không có kiến thức về răng nhạy cảm. Cảm giác ê buốt do răng nhạy cảm không đơn giản như bạn nghĩ. Nếu bạn không chăm sóc kịp thời sẽ dẫn đến những vấn đề răng miệng phức tạp hơn. Đừng để răng ê buốt ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng và làm giảm chất lượng cuộc sống.
Các nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng răng ê buốt
Ăn nhiều thực phẩm có tính axit: Đồ ăn, thức uống chứa nhiều axit có thể làm mòn lớp men bảo vệ răng, từ đó hình thành các đốm đen (khởi đầu của sâu răng).
Thường xuyên ăn thực phẩm cứng: Ăn thực phẩm cứng hay cắn ngập răng đều có thể gây mẻ, lung lay thậm chí gãy răng. Khi chiếc răng đã bị vỡ, lớp tủy nằm sâu trong răng sẽ dễ bị kích thích. Răng bị mẻ cũng dễ nhiểm khuẩn, dẫn đến viêm đau.
Sử dụng chất làm trắng răng và một số kem đánh răng có nồng độ chất làm trắng răng cao: Ai cũng muốn có một nụ cười rạng rỡ hơn nhưng đối với một số người, chất làm trắng và một số kem đánh răng có chất peroxide có thể gây cảm giác ê buốt răng.
Hay nghiến răng: Men răng là lớp vật chất cứng nhất trong cơ thể, tuy nhiên hành động nghiến răng kéo dài khiến men răng sẽ bị bào mòn dần dần.
Làm đẹp cho răng: Tẩy trắng, trang trí hay niềng răng thẩm mỹ… đều tác động gây mòn men răng, lộ ngà răng gây ra hiện tượng ê buốt.
Chải răng không đúng cách: Nhiều người thường quan niệm, chải răng càng mạnh càng giúp loại bỏ vi khuẩn và càng sạch sẽ. Tuy nhiên, theo các bác sĩ nha khoa, việc chải răng quá mạnh sẽ khiến lớp men răng bị tổn thương dẫn đến răng bị tụt nướu và lộ ngà, bạn dễ bị ê buốt hơn.
Sâu răng: Sâu răng sẽ khiến cho lớp tủy răng dễ dàng bị kích thích do các thực phẩm nóng, lạnh, ngọt và thậm chí cả không khí có thể lọt vào qua lỗ sâu.
Sử dụng quá nhiều nước súc miệng: Sử dụng quá nhiều nước súc miệng có thể gây nên tình trạng răng nhạy cảm do trong nước súc miệng có chứa axit. Vì thế, bạn nên sử dụng đúng liều lượng theo sự chỉ dẫn của bác sĩ nha khoa.
Các cách làm giảm nguy cơ bị răng ê buốt
Chọn bàn chải đánh răng phù hợp: sử dụng bàn chải chuyên dụng cho răng ê buốt, lông mềm, đầu tròn, có độ đàn hồi tốt.
Vệ sinh răng miệng đúng cách: Thời gian đánh răng trong vòng 2-3 phút một lần đánh là tốt nhất. Đánh răng nhẹ nhàng để tránh làm mòn men răng. Bạn nên dành khoảng 30 giây trong tổng số thời gian đánh răng cho mỗi góc răng miệng để có thể làm sạch tất cả mảng bám.
Sử dụng kem đánh răng chuyên dụng hàng ngày: Các hoạt chất có tác dụng tốt trong kem đánh răng chuyên dụng có thể kể đến Strontium Acetate hoặc Potassium Nitrate. Ngoài tác dụng giảm ê buốt hiệu quả, dòng kem chuyên dụng còn chứa fluoride có tác dụng ngăn ngừa sâu răng, thích hợp với nhu cầu chăm sóc răng miệng hàng ngày.
Súc miệng bằng dung dịch chứa nhiều fluoride: Fluoride là một chất cần thiết để ngừa sâu răng, đồng thời cũng làm giảm hiện tượng răng ê buốt. Bạn nên súc miệng theo liều lượng chỉ dẫn bởi bác sĩ nha khoa.
Đến gặp nha sĩ: Nếu đã áp dụng các phương pháp trên nhưng chứng răng ê buốt của bạn không thuyên giảm, bạn có thể đang gặp vấn đề khác nghiêm trọng hơn. Điều bạn cần làm là nên đến gặp nha sĩ để được tư vấn chuyên sâu.
Cảm giác ê buốt răng phần lớn là do ngà răng và ống ngà bị lộ ra ngoài. Răng có cấu tạo gồm 3 phần: lớp men răng, ngà răng và tủy răng. Trong điều kiện bình thường, ngà răng (lớp bao quanh dây thần kinh) được bao phủ bởi men răng. Nhưng vì nhiều lý do như chải răng không đúng cách, ăn uống các thực phẩm chứa axit, tẩy trắng răng, niềng răng thẩm mỹ, trang trí răng... khiến lớp men bao phủ này trở nên mỏng manh, ít tác dụng bảo vệ hơn làm ngà răng, ống ngà bị lộ dẫn đến ê buốt. Ngoài ra, theo thời gian, nướu bị tụt cũng có thể làm lộ ngà răng dẫn đến tình trạng ê buốt.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét