Có rất nhiều bệnh lý nha khoa nhưng không phải ai cũng biết cách phòng tránh vậy làm thế nào khi gặp những bệnh lý này
I. Nguyên nhân gây bệnh nha chu
Nguyên nhân chính gây bệnh nha chu là sự phát triển của vi khuẩn trong mảng bám răng. Thoạt đầu, trên răng sẽ hình thành một màng trong suốt bám vào. Nếu không đánh răng đều để loại trừ màng này, nó sẽ tích tụ, dần dần bị khoáng hóa trở thành vôi răng với lượng vi khuẩn ngày càng tăng. Các độc tố do vi khuẩn tạo ra xâm nhập mô nướu, gây viêm. Chúng cũng phá hủy các mô nâng đỡ răng khiến nướu dần tách ra khỏi mặt răng.
Các yếu tố nguy cơ gây bệnh nha chu bao gồm:
>> dụng cụ lấy cao răng
>> máy lấy cao răng
- Chế độ dinh dưỡng và bảo vệ sức khỏe răng miệng không tốt.
- Tâm lý căng thẳng (làm giảm sức đề kháng của cơ thể).
- Hút thuốc lá, bị tiểu đường.
- Các bệnh tác hại đến hệ thống miễn dịch như bệnh bạch cầu, nhiễm HIV/AIDS.
Để phòng bệnh nha chu, điều quan trọng nhất là đánh răng đều đặn để loại bỏ mảng bám vi khuẩn trên bề mặt răng và khe nướu. Sáu tháng 1 lần, nên đến nha sĩ khám răng định kỳ và lấy sạch vôi răng, mảng bám ở những nơi bàn chải không làm sạch được.
Nha sĩ sẽ tư vấn về cách vệ sinh răng miệng như cách chọn lựa bàn chải đánh răng, sử dụng đúng chỉ nha khoa, chải kẽ răng để lấy sạch mảng bám. Nha sĩ cũng là người tư vấn chọn lựa thuốc súc miệng, kem chải răng thích hợp để giúp chúng ta bảo đảm được sức khỏe răng miệng và dự phòng tốt bệnh nha chu.
Khi đi khám, bạn đừng quên báo với bác sĩ nha khoa những thay đổi về sức khỏe chung, các thứ thuốc mà mình đang sử dụng như thuốc tránh thai, chống trầm cảm, tim mạch... vì chúng có thể tác động đến sức khỏe răng miệng.
II. Các triệu chứng của bệnh viêm nha chu
Khi tình trạng vệ sinh răng miệng không sạch,có nhiều mảng bám vi khuẩn lắng đọng nhiều trên rãnh lợi,kẽ răng lâu ngày làm cho lợi bị viêm,sưng phồng ,chảy máu,làm lung lay một hay nhiều răng.
Khi lợi bị viêm,nhiễm trùng thường có màu đỏ sậm,căng phồng dễ chảy máu khi ăn,nhai,hay chải răng.Khi lợi bị viêm,mô lợi trở nên lỏng lẻo thay vì bám chặt vào chân răng,lúc này sẽ rất dễ bị giắt thức ăn khi ăn,nhai.
Quan sát thì thấy có nhiều mảng bám và vôi răng.Nếu mảng bám vi khuẩn bám trên răng lâu ngày sẽ trở nên cứng nhắc được gọi là vôi răng hay đá răng.Khi ăn các mảng bám sẽ dễ dàng tích tụ và bám trên lớp vôi răng hơn làm cho lớp vôi răng càng trở nên dầy thêm và làm cho tình trạng viêm lợi càng trở nên trầm trọng.
Trong điều kiện bình thường,nếu không vệ sinh răng lợi sạch sẽ thì 24 giờ sau khi tụ tập các mảng bám sẽ cứng lại tạo thành vôi răng mới và cứ thế nếu không chải răng sạch sẽ,thường xuyên kỹ lưỡng thì cứ thế lớp vôi răng càng dày lên.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét