Home » Archives for tháng 12 2015
Có rất nhiều bệnh lý nha khoa nhưng không phải ai cũng biết cách phòng tránh vậy làm thế nào khi gặp những bệnh lý này
“Mảng bám” là một lớp màng vi khuẩn bám dính, không màu phát triển trên răng. Vốn dĩ, nước bọt của chúng ta tạo ra một lớp màng mỏng (vốn là một loại protein) trên bề mặt răng để bảo vệ răng. Tuy nhiên, lớp màng mỏng này lại cũng là cơ sở vững chắc cho các loại vi khuẩn có hại bám trụ. Khi ăn uống mà không kịp thời vệ sinh răng miệng, đường trong thức ăn thừa và vi khuẩn sẽ kết hợp với nhau tạo thành mảng bám.
Đặc biệt, vi khuẩn trong mảng bám có khả năng tiết ra các a-xít phá hủy men răng. Nếu men răng bị tổn hại, khi hút thuốc, uống trà, cà phê một thời gian dài thì chất tanin trong trà, cà phê và nhựa thuốc lá sẽ kết hợp với lớp màng mỏng trên răng làm răng bị xỉn màu rất mất thẩm mỹ.
Theo tính toán: Cứ 1 mg mảng bám vôi răng có thể chứa đến 200 – 300 triệu con vi khuẩn. Những loại vi khuẩn này có độ dính rất cao, bám dai trên bề mặt của răng, không tan trong nước và không thể tẩy sạch chỉ bằng chải răng. Mảng bám không được loại bỏ lâu ngày sẽ tạo thành vôi răng (cao răng) gây sâu răng, viêm nướu (đỏ, sưng và chảy máu nướu), bệnh nha chu và thậm chí mất răng nếu không được chữa trị. Không chỉ có vậy, nhiều nghiên cứu gần đây đã chứng minh rằng sâu răng và viêm nướu có liên quan mật thiết đến các bệnh nguy hiểm khác cho cơ thể như: bệnh mạch máu não, tiểu đường, hội chứng chuyển hóa, xơ cứng động mạch, bệnh đường hô hấp, xương thủy tinh, sinh non, thai nhi phát triển chậm…
Những công dụng bất ngờ của vỏ cam hoặc chanh
Với các nguyên liệu gồm vỏ cam, kem đánh răng, bột nở và muối bạn làm theo các bước sau: Vỏ cam phơi khô xay thành bột mịn, sau đó trộn bột vỏ cam với kem đánh răng thành hỗn hợp nhuyễn để dùng đánh răng hàng ngày. Hỗn hợp vỏ cam, kem đánh răng sẽ giúp răng sáng bóng và làm bong dần lớp mảng bám răng khó chịu.
Hoặc bạn cũng có thể dùng vỏ chanh tươi kết hợp với bột nở và muối: Xay vỏ chanh thật nhỏ sau đó trộn đều với bột nở và muối tinh, cho thêm một thìa nước sôi vào hỗn hợp rồi trộn sền sệt vừa phải. Dùng hỗn hợp vỏ chanh, bột nở và muối để đánh răng sau khi đánh răng bằng kem. Hoặc có thể dùng thay kem đánh răng.
Một cách khác, bạn có thể dùng bột lá khô của cây nguyệt quế cùng với vỏ chanh khô chà sát lên răng sẽ giúp men răng chắc khỏe và sán bóng.
Với 1 bình giấm cũ, mỗi tối trước khi đánh răng, ngậm nửa miệng giấm ăn, làm giấm động đậy trong miệng 2 ~3 phút, sau đó nhổ ra, tiếp dùng bàn chải đánh răng đánh răng (không dùng kem đánh răng), sau cùng dùng nước sạch súc miệng. Thường 2 ~3 ngày thì kiến hiệu, nhiều nhất làm 8 lần thì có thể trừ cáu bẩn răng, vôi răng.
- Giấm rất hiệu quả trong việc tẩy mảng bám.
>>> xem thêm: cách chữa bệnh tụt lợi
Ngày xưa ông cha ta có tục lệ ăn trầu và truyền miệng nhau rằng ăn trầu có thể làm chắc răng và làm cho răng sáng bóng. Thật vậy, lá trầu không có vị cay nồng, tiêu viêm, có tính sát trùng làm chắc chân răng không bị viêm sưng. Dùng miếng cau bổ tư chà kỹ những vết ố trên răng, chất chát của cau làm sạch các mảng bám và giữ cho răng luôn sáng bóng.
Đừng chải răng quá mạnh
Tránh các thực phẩm có tính axítNgoài việc đánh răng ít nhất mỗi ngày 2 lần, bạn còn phải nhớ là sau khi ăn tối thiểu nửa giờ hãy đánh răng. Khi chải răng phải thật nhẹ nhàng và đừng chải theo chiều ngang của thân răng, hãy xoay theo vòng tròn để răng được làm sạch kỹ hơn.
Khi bạn đang muốn hàm răng của mình trắng lên thì hãy tránh các loại thực phẩm và đồ uống có tính axit như các loại nước uống tăng lực, nước ngọt, đồ ăn nhẹ có đường, chanh, kẹo cứng, cà chua và các thực phẩm giàu tinh bột.
Tuy nhiên, bạn đừng bỏ qua một số loại thực phẩm rất tốt cho răng là các loại trái cây và rau, các loại ngũ cốc và nước.
Sử dụng cách làm trắng răng tự nhiên
Làm trắng răng bằng bánh mì
Nướng một mẩu bánh mì cho tới khi vỏ bánh cháy đen. Cạo lớp cháy, hòa chung với kem đánh răng, trước khi đi ngủ dùng hỗn hợp này chà mạnh lên răng
Làm trắng răng bằng mía
Mía không những bổ dưỡng mà còn có thể làm trắng răng. Thường xuyên ăn mía sẽ giúp hàm răng của bạn trắng sạch bởi khi nhai mía, bã mía chà sát vào răng sẽ giúp răng trắng sạch
- có nên tẩy trắng răng hay không
Làm trắng răng bằng miếng cau
Nếu quan sát hẳn bạn đã từng thấy các cụ sau khi nhai trầu hay dùng miếng cau chà sát lên răng. Không thừa đâu, bạn thử xem, các vết ố vàng sẽ biến mất đó
Làm trắng răng với nước vo gạo
Sau mỗi lần vo gạo hằng ngày, bạn hãy giữ lại nước gạo để đánh răng, Nó có tác dụng rất tốt trong việc chữa các chứng bệnh liên quan đến răng miệng. Vì nước vo gạo chứa vitamin PP sẽ làm tẩy sạch các chất dơ đóng quanh chân răng, làm sạch răng bị sâu, chống được chứng viêm nha chu và sát khuẩn, làm giảm mùi hôi ở miệng.
Chảy máu chân răng khi mang thai là một trong những triệu chứng thường gặp khi mang thai, xảy ra với hơn một nửa mẹ bầu. Tuy nhiên, hầu hết mọi người lại lơ là, thậm chí xem thường triệu chứng này. Theo một số nghiên cứu, chảy máu chân răng có thể là nguyên nhân gây ra một số biến chứng thai kỳ nguy hiểm.
Để ngăn ngừa tình trạng hay chảy máu chân răng của bà bầu thì các bạn cần phải đánh răng đều kể cả lúc đánh răng gây chảy máu. Thật ra, việc đánh răng thường xuyên lại là cách tốt nhất giúp bạn ngăn ngừa tình trạng chảy máu chân răng. Sử dụng bàn chải mềm, và chọn loại kem đánh răng dành cho răng nhạy cảm. Không nên chải răng ngay sau khi ăn, nên chải răng sau khi ăn, uống 1 tiếng đồng hồ để bảo vệ men răng. Nhớ đừng quên sử dụng bàn chải nhỏ làm vệ sinh các kẽ răng nữa, mẹ nhé!
Mẹ bầu nên sử dụng nước súc miệng sau khi đáng răng. Tuy nhiên, một số loại nước súc miệng không phù hợp với phụ nữ mang thai. Mẹ bầu nên nói chuyện với nha sĩ để được tư vấn phù hợp.Tốt nhất với bà bầu là ạn nên sử dụng thảo dược để súc miệng hàng ngày để tránh tình trạng chảy máu chân răng thêm nghiêm trọng. Một trong số những thảo dược đó là Nha Chu Hoàn Vương đây là loại thảo dược chữa được các bệnh về răng miệng và đặc biệt nó dùng được cho những người mang thai và cho con bú.
>>> xem thêm: tại sao bị chảy máu chân răng
Trả lời :
Bạn Minh Thơ thân mến !
Nha khoa Hoàn Mỹ cảm ơn bạn đã quan tâm, tin tưởng khi gửi thắc mắc đến hộp thư tư vấn của chúng tôi. Với câu hỏi của bạn chúng tôi xin được trả lời như sau:
Qua mô tả triệu chứng của bạn, chảy máu chân răng mỗi khi bạn đánh răng và lợi bạn cũng sưng lên có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Theo tôi, bạn nên đi khám Bác sĩ chuyên khoa răng để được khám, điều trị, tư vấn kịp thời. Bạn có thể tham khảo nguyên nhân gây chảy máu chân răng dưới đây.
Khi bị chảy máu chân răng có thể nghĩ đến một số nguyên nhân như: viêm lợi, sâu răng, thiếu canxi, thiếu vitamin… hoặc do đánh răng không đúng cách.
Sau đây là một số nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng chảy máu chân răng thường xuyên:
- Bị bệnh thuộc răng miệng: viêm quanh răng, viêm lợi, sâu răng…
- Bị bệnh thuộc hệ thống tạo máu: do thiếu một vài yếu tố tham gia vào quá trình đông máu như: bệnh ưa chảy máu, bệnh giảm tiểu cầu do bệnh sốt xuất huyết hoặc các nguyên nhân khác, thiếu can xi…
- Bị một số bệnh về gan, do gan tham gia vào quá trình tổng hợp chất đông máu từ vitamin K.
- Bị một số bệnh toàn thân khác cũng gây nên chảy máu chân răng như ăn uống thiếu chất, thiếu vitamin, dinh dưỡng kém…
- Do cách đánh răng không đúng: Khi bị chảy máu chân răng thường xuyên, trước tiên bạn phải tự kiểm tra lại xem mình đã đánh răng đúng cách chưa. Cách làm đúng là dùng bàn chải đánh răng mềm, to vừa phải. Khi đánh răng phải nghiêng 1 góc 45 độ, chải vào phần tiếp xúc giữa răng và lợi, chải lên xuống một cách nhẹ nhàng (không chải ngang). Đánh răng ngay sau các bữa ăn, sau đó nên dùng thêm một số loại nước súc miệng hoặc nước muối sinh lý 0,9%…
Nếu không đỡ, bạn nên đi khám răng miệng và kiểm tra sức khỏe định kỳ, làm các xét nghiệm như công thức máu, máu đông máu chảy và xét nghiệm chức năng gan.
- Do bị bệnh nha chu: bệnh nha chu do vi khuẩn gây ra. Bệnh lý nha chu có thể là viêm nướu, nặng hơn là viêm nha chu, lâu ngày nếu không điều trị răng sẽ lung lay và mất răng. Bệnh nha chu có thể có các dấu chứng như khó chịu, ê răng, đau, hôi miệng, nhạy cảm, lung lay răng, sưng nướu răng, nung mủ… Tuy nhiên dấu hiệu quan trọng nhất của bệnh là chảy máu răng khi đụng phải hay khi Bác sĩ thăm khám.
- Tùy theo nguyên nhân gây chảy máu chân răng mà quá trình điều trị có thể gồm nhiều bước. Đầu tiên là loại bỏ vi khuẩn, giữ vệ sinh răng miệng bằng cách đánh răng bằng bàn chải và chỉ nha khoa để làm sạch vùng kẽ răng. Việc chải răng được thực hiện sau ba bữa ăn chính.
- Bạn cần chải răng bằng bàn chải mềm, nhẹ nhàng, nhưng phải bảo đảm bề mặt răng trơn láng. Ngoài ra bạn có thể súc miệng bằng các dung dịch súc miệng hoặc nước muối pha loãng.
- Đồng thời bạn cần đi khám Bác sĩ nha khoa để có chẩn đoán, điều trị và theo dõi thích hợp.
Sử dụng một ít bột nghệ nhét vào răng bị đau. Cơn đau sẽ giảm trông thấy mà không gây ra bất cứ một tác dụng phụ nào.
Một trong những biện pháp tốt nhất để làm giảm đau cho răng là chà các khu vực răng bị đau với nước đá. Làm như vậy vài lần trong ngày. Nước đá sẽ gây tê và do đó giảm bớt sự đau đớn.
Nước chanh được chứng minh là rất hiệu quả trong giảm đau sâu răng. Nó sẽ massage cho răng và nướu. Ngoài ra, nước hành tây cũng có tác dụng như nước chanh, vì vậy, nếu bạn chịu được mùi của hành tây thì có thể dùng nước hành tây thay nước chanh cũng rất tốt.
Hạt tiêu đen và húng quế đều là những gia vị quen thuộc trong căn bếp của mỗi người và không khó để tìm thấy ở bất cứ khu chợ nào. Hạt tiêu đen có tác dụng chống sưng viêm còn húng quế hạn chế sự phát triển của rất nhiều vi khuẩn.
Bạn ngắt vài lá húng quế, rửa sạch rồi nghiền nát cùng với một vài hạt tiêu đen. Sau khi đã nghiền thành hỗn hợp sệt thì đắp lên khu vực răng bị đau để giảm nhanh chóng cơn đau răng.
>>> xem thêm: trám răng thẩm mỹ là gì
Hy vọng với thông tin cách trị đau nhức răng cấp tốc nhanh nhất hiệu quả tại nhà trên đây các bạn sẽ có thêm nhiều mẹo hay giảm bớt cơn đau nhức răng một cách hiệu quả nhanh chóng nhất mà không ảnh hưởng đến sức khỏe. Chúc các bạn cùng gia đình luôn khỏe mạnh mỗi ngày và hãy luôn đồng hành ủng hộ cho mecuteo.vn để có thêm nhiều thông tin chăm sóc sức khỏe nhé.
- Súc miệng với nước muối: Nước muối có tác dụng diệt khuẩn, vì thế súc miệng bằng nước muối cũng có thể làm giảm cảm giác đau của bạn.
- Súc miệng bằng nước lá bạc hà: Cho lá bạc hà khô vào cốc nước nóng, để khoảng 20 phút. Sau đó, bạn dùng nước lá bạc hà này để súc miệng, chắc sẽ đỡ hơn nhiều.
- Dùng nhựa đu đủ non: Nếu bị đau răng, bạn có thể cắt 1 quả đu đủ non, lấy bông gòn quấn vào cây tăm. Sau đó dùng bông thấm nhựa ở quả đu đủ, rồi để vào chỗ răng bị sâu. Cách này mình thấy cực hiệu quả. Nhưng mọi người lưu ý, không được nuốt nhựa đu đủ nhé.
- Dùng quả kha tử: Quả kha tử bạn có thể mua ở hiệu thuốc Đông y, hầu như hiệu thuốc nào cũng có bán. Bạn lấy 1 mảnh quả kha tử và đặt vào chỗ răng sâu xem có hiệu quả không nhé.
- Tỏi và muối: Tỏi giã dập, rồi trộn với vài hạt muối. Bạn dùng tỏi để vào vị trí răng bị sâu cũng có hiệu quả vì cả muối và tỏi đều có thể sát trùng.
- Chữa đau bằng hạt na: Cách này mình thấy bà nội mình hay dùng, và bà bảo cũng rất hiệu quả. Hạt na đập lấy nhân rồi nghiền nhỏ, lấy bột cho vào hố răng sâu.
Đây là một số cách làm giảm đau răng do sâu răng mà mình mới biết. Các bạn tham khảo và thử áp dụng xem có đúng không nhé. Nhưng mình cũng lưu ý là các cách trên chỉ làm giảm đau tức thời thôi chứ không chữa hoàn toàn được sâu răng. Nếu muốn chữa hẳn và biết chính xác tình trạng sâu răng của mình, không còn cách nào khác là bạn phải đến gặp nha sĩ thôi.
- cách trị đau răng nhanh nhất
1) Dùng nước súc miệng là cách chữa đau răng hiệu quả
Đa số các trường hợp răng khôn mọc sai lệch, gây bất lợi cho sức khỏe chung của cả hàm răng, thường gây sâu răng và lung lay răng kế cận, thường bị lợi trùm làm giắt nhét thức ăn sâu vào trong nướu gây viêm nướu. Trong khi đó, răng này cũng không có giá trị gì nhiều đối với chức năng ăn nhai, không hỗ trợ tạo lực nghiến khi ăn. Vì lẽ đó mà các bác sỹ nha khoa thường khuyên nếu có răng khôn mọc lệch lạc hoặc gây ra bất cứ phiền toái nào cho bệnh nhân thì có thể nhổ bỏ răng.
Do đó, với trường hợp của bạn, duy trì răng khôn không có giá trị gì. Răng gây cho bạn những khó chịu trong ăn uống và gây khó khăn khi vệ sinh răng miệng. Nếu tiếp tục duy trì, khả năng răng sẽ bị sâu và khiến cho răng hàm số 7 bị sâu. Hơn nữa, chiếc răng khôn cũng đã bị lung lay nên có thể tính đến việc nhổ bỏ. Duy trì răng khôn bị lung lay là không cần thiết.
Với những ca nhổ răng khôn khác, việc nhổ bỏ khá phức tạp vì răng nằm sâu bên trong, được giữ chắc trong ổ răng. Nhưng nếu bạn nhổ răng thì sẽ thuận lợi và nhẹ nhàng hơn vì chiếc răng này đã bị lung lay sẵn. Như thế, khi nhổ, bác sỹ sẽ chỉ cần có những tác động nhỏ là sẽ lấy được răng ra khỏi tổ chức của nó, bạn sẽ không phải nằm chờ đợi lâu trên ghế khi nhổ răng.
Khi nhổ, tốt nhát nên áp dụng công nghệ nhổ răng siêu âm đẻ có thể bóc tách răng ra khỏi tổ chức của nó dễ dàng, làm đứt gãy các dây chằng nha chu bám giữ quanh răng mà không gây đau đớn cho bệnh nhân. Đây cũng là cách giúp giữ cho ca nhổ răng khôn được an toàn nhất, cầm máu nhanh và không gặp phải biến chứng.
Để yên tâm hơn khi quyết định có nên nhổ răng khôn không, tốt nhất bạn nên nhờ đến sự tư vấn của bác sỹ nha giỏi, mát tay. Các bác sỹ sẽ thăm khám và cho bạn lời khuyên chính xác hơn dựa trên kết quả khám cụ thể nhé!
>>> tại sao bị chảy máu chân răng
– Nha chu là một tổ chức xung quanh răng, có nhiệm vụ chống đỡ, giữ răng trong xương hàm. Một răng khỏe mạnh thường được giữ trong xương hàm bởi các yếu tố sau: xương ổ răng, dây chằng và nướu răng. Nướu sẽ ôm sát lấy răng để che chở các mô dễ nhạy cảm bên dưới, giúp ngăn ngừa không cho vi khuẩn xâm nhập vào và làm hại răng. Nướu tốt sẽ giúp cho hàm răng tốt. Nha chu liên quan trực tiếp đến mô nâng đỡ quanh chân răng, bao gồm các bệnh của nướu và các bệnh lý phá hủy mô nâng đỡ sâu bên dưới nướu. Nha chu là nguyên nhân gây tình trạng mất răng.
Theo bác sĩ Nguyễn Quang Tiến: Nguyên nhân chính gây ra bệnh nha chu là do tình trạng vệ sinh răng miệng không tốt đã tạo điều kiện cho các mảng thức ăn bám quanh cổ răng và các khe răng. Vi khuẩn tích tụ trong các mảng bám lâu ngày không được vệ sinh sẽ gây viêm nướu răng. Theo thời gian, mảng bám răng cứng dần hình thành vôi răng hay còn gọi là cao răng. Khi đó, tình trạng nướu bị viêm nặng sẽ hơn, bệnh chuyển sang giai đoạn viêm nha chu. Bệnh sẽ tiến triển rất nhanh nếu cơ thể bạn không có sức đề kháng tốt.
>>> xem thêm: thuốc chữa nha chu
– Nướu bị chảy máu khi chải răng.
– Nướu bị sưng đỏ, dễ chảy máu.
– Vôi răng đóng ở cổ răng.
– Hơi thở có mùi hôi.
– Khi ấn vào nướu sẽ thấy mủ chảy ra.
– Khi nhai có cảm giác không bình thường.
– Răng bị lung lay.
– Răng di chuyển và thưa ra.
– Thông thường khi các nướu bị sưng to rồi tự xẹp xuống làm người bệnh tưởng rằng bệnh tự lành, nên cũng không để ý nhiều, nếu bệnh nhân không điều trị kịp thời thì lớp mô nâng đỡ răng, dây chằng sẽ bị phá hủy, làm tiêu xương ổ răng làm răng bị lung lay và cuối cùng dẫn đến mất răng dù răng còn nguyên vẹn, không bị sâu.
– Ngoài việc phá hủy các mô nâng đỡ xung quanh răng, làm tiêu xương ổ răng, làm lung lay răng, bệnh nha chu còn gây ra tình trạng hôi miệng làm người bệnh mất tự tin trong giao tiếp, bị cô lập trong cuộc sống. Bên cạnh đó, bệnh còn gây ra các biến chứng như làm đau vùng thái dương, gây khó khăn cho bệnh nhân trong việc ăn uống, gây ra chứng đau dạ dày ở người bị nha chu.
Trả lời của bác sỹ chuyên khoa nhi:
Bạn có nhìn thấy quảng cáo trên truyền hình mỗi ngày về cách làm thơm miệng. Điều này nói lên đây cũng là lĩnh vực quan tâm của nhiều người không chỉ riêng bé cưng của bạn đâu nhé.
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra chuyện“hơi thở bị hôi” như: bệnh lý của răng của miệng, rồi bệnh của họng của lưỡi. Các bệnh lý trong khoang miệng là những nguyên nhân thường gặp nhất của chứng hôi miệng. Và đặc biệt có liên quan đến vấn đề vệ sinh miệng kém. Nhiều vi sinh vật gây mùi hôi bao phủ miệng, nướu và lưỡi khi vệ sinh miệng không tốt. Bạn biết không chúng tôi có gặp những trẻ bị viêm nướu (lợi) rất đáng thương, nướu sưng lên rồi viêm đỏ, rồi hôi rồi làm mủ… bé bỏ ăn, nướu bệnh thì lưỡi cũng đâu né tránh bệnh được đâu nên kết quả là tình trạng hôi miệng sẽ diễn ra.
Kế bên đó là các anh chàng viêm họng, viêm amidan, và cả anh nghẹt mũi nữa đó bạn ơi. Có anh chàng thò lò mũi xanh nào mà có hơi thở thơm được đâu.
Đi vào sâu hơn, chúng ta gặp bệnh viêm phổi, áp- xe phổi cũng gây hơi thở không thơm. Và cơ quan không kém phần quan trọng là đường tiêu hóa: như viêm bao tử, viêm ruột, … trẻ đang tiêu chảy thì miệng chẳng thơm chút nào.
Chúng ta giúp bé giữ gìn vệ sinh miệng mũi bằng nước muối mỗi ngày bạn để hơi thở bé luôn thơm tho “quyến rũ” mẹ hôn bé hoài luôn.
>>> xem thêm: benh hoi mieng co chua duoc khong
Chanh chứa axit giúp ngăn chặn sự nhiễm trùng và vi khuẩn lây lan. Bạn hãy lấy nước cốt chanh bôi lên phần răng và nướu bị đau. Tình trạng răng bị đau nhức sẽ cải thiện đáng kể.
Gừng có tính kháng viêm và sát trùng cao. Bạn dùng 1 củ gừng, rửa sạch và dã nát, đắp lên chỗ răng bị đau.
Từ trước đến nay, trong dân gian đều biết tỏi có rất nhiều công dụng. Nhưng ít ai ngờ tới, tỏi có thể chữa đau răng khá hiệu quả. Bạn chỉ cần dã nát tỏi, trộn ít muối và đắp lên chỗ răng bị sâu. Triệu chứng đau nhức sẽ giảm đáng kể.
Nhai lá lốt và đắp lên chỗ răng bị đau. Để 5-10 phút, cảm giác đau sẽ dịu lại.
>>> xem thêm: răng thưa phải làm sao
Hạt tiêu đen có tác dụng chống sưng viêm còn húng quế hạn chế sự phát triển của rất nhiều vi khuẩn. Bạn ngắt vài lá húng quế, rửa sạch rồi nghiền nát cùng với một vài hạt tiêu đen. Sau khi đã nghiền thành hỗn hợp sệt thì đắp lên khu vực răng bị đau để giảm nhanh chóng cơn đau răng.
Nếu để ý, ông bà của bạn khi nhai trầu, răng miệng thường rất chắc và đôi khi còn không cần đánh răng mà miệng cũng vẫn thơm tho. Bởi lẽ, lá trầu không có vị cay nồng, mùi thơm hắc, tính ấm, có tác dụng trừ phong, tiêu viêm, sát trùng, kháng khuẩn. Bạn hãy lấy vài lá trầu không, rửa sạch, thêm ít muối, giã nhỏ, hoà vào một chén rượu. Gạn lấy nước trong để ngậm liên tục tới khi giảm đau nhức.
Nhai lá trà xanh trong vòng 5 phút, mỗi ngày 2-3 lần. Triệu chứng nhức răng sẽ được cải thiện. Bởi vì lá trà xanh tươi rát giàu chất catechin, florua, axit tannic và các thành phần bổ trợ cho việc hình thành men răng. Axit tannic cũng làm giảm vai trò của các chất hòa tan canxi.
Mặc dù hành tây có mùi khá khó chịu nhưng cũng giống như nước chanh, nước ép hành tây cũng có tác dụng massage và làm giảm đau nhức răng và nướu.
Nước súc miệng có tính sát khuẩn. Khi sử dụng hợp lý, răng miệng của bạn sẽ sạch vi khuẩn và thơm tho, hạn chế được tình trạng đau nhức.
Cũng giống như nước súc miệng, nước muối có tính sát khuẩn. Bạn hãy là pha 1 chai nước muối (với nồng độ vừa phải) để ở nhà và 1 chai để ở nơi làm việc. Sau khi ăn, bạn nên đánh răng sạch sẽ ngay bằng kem đánh răng và súc miệng bằng nước muối nhiều lần trong ngày. Bạn sẽ thấy dễ chịu ngay tức khắc và những cái răng đau sẽ không hành hạ bạn nữa.
>>> xem thêm: cách làm răng hết ê buốt
Chườm đá lạnh giúp cảm giác đau được giảm thiểu tạm thời. Đây cũng là cách làm phổ biến nhất trong đời sống vì sự thuận tiện và khả năng làm dịu cơn đau nhanh chóng.
Dùng quả vải cùng một ít muối đốt thành than, sau đó nghiền ra bột mịn xát vào vị trí răng bị đau, cơn đau sẽ nhanh chóng thuyên giảm.
Trộn mù tạt với bột nghệ sau đó bôi hỗn hợp này lên vùng răng nướu bị đau sẽ làm giảm viêm và đau quanh răng.
Lá ổi có chứa hợp chất astringents hợp chất này làm cho nướu răng của bạn chặt chẽ hơn, sáng hơn và làm giảm đau nhức răng.
Dùng một ít hạt tiêu ngậm vào chỗ răng bị đau. Triệu chứng đau nhức sẽ thuyên giảm. Bởi lẽ, hạt tiêu cũng làm giảm triệu chứng đau nhanh chóng.
Trên đây là những cách làm giảm thiểu tình trạng đau nhức răng của bạn. Tuy rằng những biện pháp trên chỉ là làm tạm thời giảm cơn đau. Xét về lâu dài, sớm hay muộn bạn cũng nên đến nha khoa Family để chúng tôi xác định nguyên nhân và chữa trị dứt điểm và những lo lắng của bạn sẽ được giải tỏa, trả lại cho bạn sự thoải mái trong ăn uống và sinh hoạt.