Có rất nhiều bệnh lý nha khoa nhưng không phải ai cũng biết cách phòng tránh vậy làm thế nào khi gặp những bệnh lý này
Nhà em có một bác trai có tiền sử hồi bé bị chảy máu chân răng rất nhiều và nay bị ung thư máu. Do đó, gia đình em rất lo lắng, không biết em có bị ảnh hưởng gì không, liệu sau này em có bị ung thư giống bác không. Mong bác sĩ cho em xin lời khuyên và phương pháp chữa trị. Em cảm ơn bác sĩ.
BS Trần Phương Thảo, chuyên khoa Nội Tiết, hệ thống Phòng khám Quốc tế Victoria Healthcare, trả lời:
Chảy máu chân răng có thể là do viêm lợi, viêm quanh răng, u lợi… nhưng thường gặp nhất là do viêm lợi. Đây cũng có thể là biểu hiện của một số bệnh toàn thân như thiếu vitamin, đái tháo đường, bệnh tim mạch…. Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp chảy máu chân răng xuất phát từ việc vệ sinh răng miệng kém, có nhiều cao răng dễ gây viêm lợi, tụt lợi.
>>> xem thêm: bị chảy máu chân răng khi mang thai
Bạn nên đi khám ở nha sĩ trước để biết mình có mắc các vấn đề về răng miệng hay không vì đây là các nguyên nhân hay gặp nhất trên thực tế. Nếu tình trạng không cải thiện, bạn nên đến gặp bác sĩ nội khoa để được tư vấn trực tiếp. Bác sĩ sẽ hỏi lại các dấu hiệu khác có liên quan, thăm khám toàn thân, đồng thời thực hiện các xét nghiệm cần thiết. Bác sĩ không thể cho bạn lời tư vấn và điều trị cụ thể nếu không có đầy đủ thông tin liên quan đến tình trạng sức khỏe của bạn hiện tại. Do đó, cách tốt nhất bạn nên làm đầu tiên là đến bác sĩ nội khoa để được thăm khám và có biện pháp chữa trị kip thời.
Ngoài ra, để hạn chế về tình trạng chảy máu chân răng, bạn nên sử dụng bàn chải lông mềm, khi các sợi nylon của bàn chải có dấu hiệu lão hóa, phải thay bàn chải ngay. Đánh răng nhẹ nhàng, quá trình đánh răng phải kéo dài ít nhất 3 phút. Trong đó, chỉ dùng lực vừa phải, không chà răng quá mạnh gây chảy máu chân răng. Tuyệt đối không được chà răng theo chiều ngang vì sẽ dẫn đến nguy cơ làm tụt nướu. Chà răng theo chiều dọc, từ trên xuống dưới cho hàm trên và từ dưới lên trên cho hàm dưới. Chỉ chà ngang đối với mặt nhai, sau đó súc sạch miệng với nước. Lấy cao răng và kiểm tra răng miệng 6 tháng/lần để hạn chế bị chảy máu chân răng hôi miệng.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét